Bạn biết gì về điệu nhảy lắc lư của ong

Màn múa bụng kỳ lạ của các con ong khi về đến tổ là nhằm báo cho các con ong khác về địa điểm của nguồn thức ăn mà chúng vừa tới.

Kết quả mới nhất của các nhà nghiên cứu Anh đã chứng tỏ giả thuyết giả thuyết được đưa ra vào đầu những năm 1960 là đúng. Giả thuyết này đã gặp phải những nghi vấn bởi người ta không tin rằng ong có thể giải mã được thông điệp phức tạp như vậy.

Những người nuôi ong từ lâu đã băn khoăn trước màn trình diễn bí hiểm của loài ong. Khi về đến tổ sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiếm mật, con ong sẽ thực hiện màn trình diễn gồm 8 điệu múa bằng cách lắc lư chiếc bụng. Mọi con ong khác sẽ vây quanh và xem xét kỹ lưỡng màn trình diễn đó.

"Thoạt nhìn, nó trông rối rắm và không có tổ chức. Nhưng nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra một mô hình rõ rệt và có quy luật", tác giả nghiên cứu Joe Riley tại Viện nghiên cứu Rothamsted, Anh, nói.

Phải đến những năm 1960, một giả thuyết mới được đưa ra nhằm lý giải cho mục đích của điệu nhảy. Nhà động vật học đoạt giải Nobel Karl von Frisch tuyên bố rằng những con ong vũ công đó truyền tải một thông điệp phức tạp nhằm chỉ dẫn cách tìm nguồn thức ăn.

Hướng con ong quay mặt tới trong điệu nhảy là hướng của nguồn thức ăn dựa theo mặt trời, trong khi cường độ lắc lư của màn múa bụng chỉ độ xa của nó, von Frisch phỏng đoán.

Giả thuyết đã được kiểm chứng bằng cách đưa con ong đến một nguồn ăn nhân tạo và theo dõi điệu nhảy của nó có miêu tả đúng địa điểm không. Kết quả đúng như vậy. Nhưng một số nhà khoa học vẫn không tin rằng các con ong khác sẽ làm đúng theo chỉ dẫn, bởi việc giải mã điệu nhảy là điều quá khó.

Thực tế, chúng phải mất lâu hơn rất nhiều thời gian dự tính để tiếp cận nguồn thức ăn đó. Điều này khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng điệu nhảy nhằm thực hiện một nhiệm vụ đơn giản hơn. Có thể chúng nhảy múa nhằm thu hút sự chú ý của các con ong khác trong tổ, và những con ong đó sẽ ghi nhận mùi của nguồn thức ăn rồi đi tìm nguồn ăn theo mùi.

Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra mới nhất chứng tỏ giáo sư von Frisch đã đúng. Riley và cộng sự đã gắn thiết bị radar lên những con ong đã quan sát điệu nhảy và theo dõi tuyến đường tìm thức ăn của chúng. Họ tìm thấy chúng bay thẳng tới đó. Để kiểm tra lại, những con ong được đưa tới khu vực cách tổ 250 m. Chúng lại bay thẳng tới khu kiếm ăn, chứng tỏ, chúng đã thực hiện chính xác hướng dẫn trong điệu nhảy.

"Kết quả đã ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết của von Frisch, bởi trong trường hợp này, những con ong không thể nào đi theo tuyến đường quen thuộc hay theo mùi mà vũ công đã để lại", Riley nói.

Nhóm của Riley cũng phát hiện ra lý do vì sao những con ong lại mất thời gian lâu hơn dự tính để đến được nguồn thức ăn. Họ tìm thấy mặc dù các con ong bay thẳng tới địa điểm, nhưng chúng lại mất lâu hơn để hạ cánh. Đó là bởi môi trường nhân tạo không mùi khiến chúng khó tiếp cận được các bông hoa.

M.T.

Theo BBC, VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video