Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

  •   53
  • 12.039

Chúng ta vẫn thường hay nghe nói về giải thưởng Nobel, một giải thưởng cao quý dành cho những những phát minh khoa học vĩ đại. Những không nhiều người biết, đằng sau giải thưởng này là một câu chuyện đời phức tạp.

Cuộc đời Nobel

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Alfred Bernhard Nobel (1833 – 1896) là một nhà hóa học tài ba, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite). Là con trai thứ ba của nhà khoa học Imanuel Nobel, từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và thường cùng bố và các anh nghiên cứu về thuốc súng và thủy lôi.

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Hai mươi tuổi, Nobel bắt đầu nghiên cứu về thuốc nổ Nitroglycerin - loại thuốc nổ vốn được phát minh từ năm 1846 nhưng vì chưa thể khống chế và sử dụng nó một cách an toàn nên chưa có ứng dụng thực tế. Sau ba năm nghiên cứu, ông đã tìm ra cách khống chế nó và cho ra đời loại thuốc nổ an toàn có tên là Dynamite.

Những năm sau, Nobel thành lập một công ty thuốc nổ. Phục vụ hữu ích cho đời sống (phá núi, đào kênh…), và cùng thời gian xảy ra chiến tranh, công ty của Nobel phất lên như diều gặp gió. Là một người có đầu óc kinh doanh ông đã mở xưởng tại nhiều nước, phát triển thị trường thuốc nổ rộng dãi. Trước sau ông có tới 300 bằng sáng chế có đăng ký bản quyền. Nobel đã trở thành một nhà triệu phú thời bấy giờ với khối tài sản hơn 500 triệu USD. Thời đó, ông được mệnh danh là “kẻ buôn bán tử thần” do thuốc nổ cuả ông được áp dụng vào các cuộc chiến tranh với vô vàn người chết.

Sự ra đời của giải thưởng

Nobel, nhà hóa học tài ba, nhà kinh doanh tài ba, suốt cuộc đời (63 năm) không lập gia đình (dù cho là có thời gian có mối quan hệ với một vài người). Một điều nữa, vì người đời coi ông là "kẻ buôn bán tử thần” và chính ông cũng nhận ra hậu quả từ những phát minh khoa học của mình khi chúng được áp dụng vào chiến tranh.

Có lẽ, những lý do trên đã đưa Nobel đến một quyết định mà không ai ngờ tới!

Ngày 10/12/1896, sau cái chết đột ngột của Nobel, bản di chúc được công bố trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người (nhất là những người thân cận của Nobel) khi ông dành hầu hết của cải của mình cho khoa học. Khối tài sản giá trị lớn lao này tương đương với là 33.200.000 Coron tương đương với 1,4 tỷ Frăng (năm 1987). Sau đây là phần di chúc liên quan đến giải thưởng NOBEL:

“Tôi người ký tên dưới đây, Alfred Bernhard Nobel tuyên bố về sự cân nhắc kỹ lưỡng ý nguyện của tôi về vấn đề tài sản khi tôi qua đời như sau:

Phần lớn số tiền đó sẽ do những người thực hiện di chúc của tôi đầu tư một cách an toàn nhất và sẽ trở thành một vốn mà mà lợi tức hàng năm sẽ được sử dụng để làm thành các giải thưởng dành cho những ai trong năm trước đó có những công hiến lớn nhất cho lợi ích của nhân loại.

Lợi tức đó sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và được phân phối theo cách sau:

- Một phần sẽ tặng cho người có khám phá hoặc cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý.

- Một phần sẽ dành cho người có khám phá hay cải tiến đặc sắc nhất về hoá học.

- Một phần sẽ dành cho người có khám phá quan trọng nhất trong sinh lý học và y học.

- Một phần sẽ dành cho người có tác phẩm có ý nghĩa nhất về mặt lý tưởng trong lĩnh vực văn học.

Và phần sau cùng sẽ dành cho người có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, cho sự huỷ bỏ hoặc giảm bớt các quân đội thường trực, cho sự tập hợp và tổ chức các Hội nghị Hoà bình.

Các giải về Vật lý và Hoá học sẽ do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng. Các giải Sinh học và Y học do Viện Caroline ở Stockholm trao tặng, và các giải thưởng về Hoà bình sẽ do một Uỷ ban gồm năm thành viên do Nghị viện Na Uy đề cử.

Điều mong ước khẩn thiết của tôi là sẽ không có một sự phân biệt nào về quốc tịch trong việc trao giải, và người xứng đánh nhất để nhận giải có thể có hay không nguồn gốc Bắc Âu.

Paris, ngày 27 tháng 11 năm 1895.

Alfred Nobel”

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Và giải thưởng Nobel danh giá bắt đầu từ đây. Giải thưởng NOBEL được trao bắt đầu từ năm 1901. Cho tới nay đã có hơn 750 giải thưởng NOBEL đã được trao cho các nhà khoa học, nhà văn những người hoạt động hoà bình cho thế giới. Những người được giải không những là một vinh dự cho cá nhân mà còn mang lại vinh quang cho tổ quốc của mình. Đây là giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học của nhân loại.

Cấu trúc giải thưởng Nobel

Phần thưởng dành cho mỗi giải gồm hai phần:

Một tấm bằng kèm huy chương Nobel.

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Một món tiền (thay đổi tùy theo lãi của vốn Quỹ Nobel). Theo tính toán của Nobel, những năm đầu, mỗi giải thưởng tương đương 15 năm lương của một giáo sư đại học. Năm 1948, mỗi giải trị giá 32.000 USD. Năm 1980, 210.000 USD. Cuối những năm 1990 là 1 triệu USD. Và năm nay là 1,36 triệu USD.

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Vì sao không có giải nobel toán học?

Một thắc mắc được giới khoa học đặt ra từ lâu xoay quanh giải thường danh giá này. Có rất nhiều cách giải thích.

Theo lời đồn đại, Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - người tình hoặc vợ chưa cưới - đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng Gosta Mittag Leffler  Tuy nhiên cho đến nay, không hề có bằng chứng nào ủng hộ điều này.

Một giả thuyết khác cho rằng việc không có giải toán học bởi Nobel cho rằng toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không trực tiếp tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hóa học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khỏe con người như y học và văn học.

Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

Lý do thực sự đàng sau vấn đề này không ai rõ. Có một điều rằng, để thay thế sự thiếu hụt này, có một giải toán học tương đương với giải Nobel là giải Fields. Đây cũng là giải mà giáo sư Ngô Bảo Châu của chúng ta đã đạt được.

Nobel, nhà khoa học, nhà kinh doanh tài ba đã để lại cho nhân loại ngày nay một thông điệp về mục đích chân chính của khoa học: ”phải phục vụ lợi con người”. Ông đã khởi xướng giải thưởng khoa học danh giá nhất, là nguồn cổ vũ và khát vọng của tất cả những người nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Theo Genk
  • 53
  • 12.039