Doug Copp, đội trưởng đội cứu hộ của Mỹ, từng đi cứu hộ động đất ở 60 quốc gia từ năm 1985 đến nay đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong tình huống khó khăn nhất khi động đất xảy ra.
Theo Doug Copp, khi tòa nhà sụp đổ, trọng lượng của trần rơi xuống thì đồ đạc ở bên trong ngôi nhà thường bị nghiền nát hoặc xô xát vào nhau, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng không gian này, Doug gọi là "tam giác của cuộc sống". Và lúc đó, mọi người sử dụng cái khoảng trống này để trú ẩn an toàn, tránh bị thương tích.
Ngoài ra, việc cùng di chuyển trong tâm lý hoảng loạn, vội vã có thể gây ra tình trạng dẫm đạp lên nhau, rất nguy hiểm, nhất là khi mọi người thường không mang theo đồ bảo vệ.
Khi ẩn nấp, bạn nên ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này. Nếu kịp cầm theo quần, áo, túi xách, balo..., bạn nên sử dụng những đồ vật này để che lên gáy.
Dưới đây là những lời khuyên của Doug Copp:
1. Phản ứng thông thường nhất là của bạn là chui xuống gầm bàn làm việc hoặc ô tô. Hành động này sẽ khiến bạn bị nghiền nát.
2. Với động vật nuôi, phản ứng của chúng khi có dư chấn là cuộn tròn mình trong tư thế của một bào thai, bạn cũng nên làm theo cách này. Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một ghế sofa, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống bên cạnh nó.
Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên tìm một nơi kiên cố để tránh bị va vào đầu.
3. Các toà nhà gỗ an toàn nhất trong xây dựng có thể ở trong một trận động đất. Nếu nhà gỗ sụp đổ, nhiều khoảng trống được tạo ra.
4. Nếu bạn đang ngủ trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là bạn phải lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Chính vì thế, các khách sạn có thể đạt được tỷ lệ sống cao hơn rất nhiều trong trận động đất, chỉ đơn giản bằng cách đăng một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi phòng báo cho khách nằm xuống trên sàn nhà, bên cạnh phía dưới giường khi có động đất.
5.Tuyệt đối không đứng dưới ô cửa và rầm cửa khi động đất xảy ra.
6. Không nên đi đến cầu thang. Ngay cả khi cầu thang không bị sụp đổ bởi trận động đất, chúng có thể sụp đổ sau khi quá tải bởi những người bỏ chạy.
7. Trong khi thu thập dữ liệu bên trong một cơ quan báo chí bị sụp đổ do động đất, Doug phát hiện ra, các phòng làm việc với rất nhiều giấy chất đống lên nhau, khi động đất xảy ra, khoảng trống lớn được tìm thấy quanh những đống giấy này. Đó cũng là một loại “tam giác cuộc sống” cứu mạng bạn khi bạn ở trong tình huống này.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, nơi thường xuyên xảy ra động đất, người dân cũng được hướng dẫn cách xử lý đơn giản, dễ nhớ nhưng rất hữu dụng.
Khi động đất, cần phải tắt nguồn khí gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để phòng khi nhà bị sập thì không bị mắc kẹt, lấy túi đựng đồ ăn kiểu lương khô và nước uống phòng khi động đất (túi này có bán sẵn ở các siêu thị). Khi đợt dư chấn qua đi thì ngay lập tức bật tivi để xem tin tức về động đất.
8. Khi ở ngoài đường: Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên tìm một nơi kiên cố, xung quanh không có cây cao, cột đèn... để tránh bị gãy đổ, rơi vào đầu. Trong trường hợp đủ thời gian, hãy tìm vị trí thoáng như bãi đất trống, sau đó nằm xuống, đưa tay hoặc đồ vật che chắn phần đầu. Trong khi động đất xảy ra, bạn cần hạn chế đi lại đến mức tối đa, ngồi yên một vài phút đến khi động đất dừng hẳn thì rời vị trí ẩn nấp.
Gần như tất cả các kênh truyền hình được kết nối với hệ thống cảnh báo động đất đều ngay lập tức thông báo chi tiết về nơi xảy ra động đất, cường độ bao nhiêu và cảnh báo khả năng có sóng thần hay không, đưa ra các hướng dẫn cần thiết khác cho người dân...
Đừng chạy trong cơn động đất
Bác sĩ Nguyễn Nguyên Long - giám đốc Học viện Con Rồng Cháu Tiên (Đà Nẵng) - cho biết trong trận động đất, phản xạ của đa số người dân là bỏ chạy ra khỏi nhà. Tuy nhiên theo ông Long, không nên chạy trong cơn động đất.
Nếu động đất nhiều đợt liên tục, hãy chạy thời điểm giữa các cơn động đất để tránh bị đè bởi các vật đổ xuống.
Nếu chạy ra khỏi nhà, hãy đứng ở vị trí đất trống, tránh xa các tòa nhà cao tầng hay đường dây và trụ điện.
"Việc giữ bình tĩnh là vô cùng quan trọng. Trước khi có ý định di chuyển, hãy chọn trước hướng đi trong đầu rồi mới hành động, tránh chạy trong vô định. Các góc êke (góc bờ tường) là vị trí an toàn để trú ẩn. Tư thế ôm đầu (tư thế bào thai) sẽ tránh được nhiều tác động tiêu cực nhất lên các vùng trọng yếu của cơ thể", ông Long nói.
Tư thế ôm đầu (tư thế bào thai) sẽ tránh được nhiều tác động tiêu cực nhất lên các vùng trọng yếu của cơ thể khi thoát nạn - (Ảnh: Con Rồng Cháu Tiên).
Ông Long cũng lưu ý việc dùng vải như áo, khăn để che mũi, miệng tránh bụi trong thời điểm đồ vật gãy đổ gây bụi mịn là vô cùng quan trọng nhưng nhiều người bỏ quên, dẫn đến bị ngạt khói bụi nguy hiểm đến tính mạng.
Chị Lê Ánh - kỹ sư du học Nhật Bản - cho biết thêm trong các kỹ năng xử lý khi có động đất, cần lưu ý có thể dùng túi xách, áo khoác hay bất kỳ vật nào bên cạnh để che chắn đầu nếu không có vị trí ẩn nấp an toàn. Nếu đang trong nhà vệ sinh, hãy nhanh chóng mở cửa ra để không bị mắc kẹt.
Ở vùng hay xảy ra động đất: Luôn chuẩn bị sẵn đèn pin, đồ ấm, nước, thuốc men...
Trung tá Lê Văn Lưu dẫn theo tài liệu hướng dẫn cộng đồng của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, người dân sống trong các vùng thường xuyên có cảnh báo động đất cần chủ động chuẩn bị sẵn các vật dụng khẩn cấp gồm đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm khô đề phòng khi xảy ra động đất.
"Giữ bình tĩnh để bảo vệ mình và tìm cách giúp người xung quanh khi có thể di chuyển được trong khu vực an toàn. Liên tục cập nhật thông tin về cơn động đất và hướng dẫn mọi người cách thoát nạn khi có động đất. Nếu xảy ra cháy, nổ và các sự cố, hãy gọi lực lượng cứu nạn cứu hộ và làm theo hướng dẫn của chính quyền địa phương", trung tá Lưu cho hay.