Băng Bắc cực tan nhanh hơn dự kiến

Nhiệt độ trái đất tăng đang kéo theo việc băng ở bắc châu Âu tan nhanh hơn dự kiến, trong khi băng ở Groenland có nguy cơ bị biến mất, theo những hình ảnh mới nhất từ vệ tinh.

Mô hình phân tích của Mark Drinkwater
(Ảnh: esa.int)

Những hình ảnh từ vệ tinh phát đi hôm 20-9-2006 từ Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cho thấy một sự tách ra bất ngờ của chỏm băng từ bắc Âu đến cực Bắc, vào cuối mùa hè này.

“Đây là điều hoàn toàn bất ngờ với những gì chúng tôi đã quan sát trước đó”, Mark Drinkwater, người phụ trách việc phân tích hình ảnh của Trung tâm quan sát Trái đất của ESA có trụ ở tại Ý, nhấn mạnh. “Một con tàu có thể đi lên cực Bắc từ quần đảo Spitzberg (Na Uy) hay từ Bắc Siberia, đi qua vết nứt từ những tảng băng”, ông cho biết thêm.

Những hình ảnh thu được từ 23 đến 25-8-2006, cho thấy một vùng rộng của băng bị nứt ra từ quần đảo Spitzberg, cực Bắc Na Uy và quần đảo Severnaya Zemlya, Siberia cho đến cực Bắc.

Chõm băng Bắc cực đã bị thu ngắn lại do nhiệt độ khí hậu nóng lên. Cuối mùa hè năm 2005, nó chỉ còn 5,5 triệu km2, so với 8 triệu km2 đầu những năm 1980.

Trong khi đó, những tảng băng ở Groenland, nguồn dự trữ nước ngọt thứ hai của thế giới đã mất đi nhanh gấp 2.5 lần so với cách đây hai năm, theo phân tích các hình ảnh vệ tinh của NASA. Trong gian đoạn từ tháng 5-2004 đến tháng 4-2006, đã có 248 km3 băng bị tan mỗi năm, điều này kéo theo mực nước biển sẽ tăng lên 0,5 mm/năm.

ĐÀO TUẤN

Theo AFP, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video