Bằng cách nào mà chúng ta “ngửi” tốt

Hít không khí đơn giản chỉ là đưa những mùi chân không vào trong lỗ mũi, nó giúp làm tăng những tín hiệu điện từ mũi lên não nhằm giúp mũi phát hiện thậm chí những mùi hôi. Minghong Ma, giáo sư thần kinh học đại học Pennylvania cho biết “khụt khịt” giúp chúng ta ngửi tốt hơn.

Giáo sư Ma và các cộng sự của bà đã biết được bí mật đánh hơi bằng cách tiến hành nghiên cứu trên mũi chuột. Các chuyên gia đã thổi một hỗn hợp mùi tương tự như quả hạnh và chuối vào những con chuột. Như dự tính, chúng tạo ra phản ứng từ những tế bào thần kinh khứu giác, những tế bào mũi chính yếu rồi sau đó là nhận thức mùi.

Họ cũng cho thổi một lớp sương không mùi vào mũi. Những con chuột cũng có phản ứng tương tự nhưng ít hơn trên các tế bào khứu giác. Và khi tiến hành tăng áp lực của những luồng hơi không mùi đó, thì phản ứng cũng giảm xuống.

(Ảnh: Sciencedaily)
Giáo sư Jeffry Isaacson đại học California San Diego đồng nghiên cứu cho biết điều này gây ngạc nhiên

Vì hầu hết các tế bào cảm giác trong cơ thể được thiết kế nhằm dò tìm những đầu vào cảm giác đơn lẻ như ánh sáng, mùi hay vị. Đây là trường hợp mà một loại tế bào thần kinh cảm giác đơn thứ mà chúng ta cho là chúng chịu trách nhiệm về mùi cũng phản ứng lại ứng suất cơ học như áp lực hay luồng hơi.

Giáo sư Ma nhấn mạnh ban đầu họ cũng bị khó chịu với chính nghiên cứu của mình, bởi vì họ gần như để tâm đến cách thức mà thông tin mùi được mã hóa bởi những tế bào khứu giác. Tuy nhiên những phản ứng được phát hiện trong các tế bào thần kinh khứu giác đã gây ra mối số khó khăn cho thí nghiệm.

Ma và các cộng sự của bà cũng phát hiện ra sự kích thích cơ học từ việc “khụt khịt” có thể giúp nâng cao hoạt động thần kinh và do đó thúc đẩy độ nhạy của mũi, đặc biệt khi gặp phải mùi hôi. Luồng hơi trong mũi có thể giúp đủ kích động những tế bào thần kinh phát hiện ra mùi hôi mà trước đó những tế bào này không thể phát hiện do ở trong trạng thái chưa kích động.

Ma nói thêm chúng tôi vẫn chưa biết cách thức diễn ra quá trình này, nhưng việc “khụt khịt” rất cần thiết cho việc nhận thức mùi.

Giáo sư Isaacson nhấn mạnh khứu giác rất quan trọng đối với hầu hết động vật nó liên quan đển việc thúc đẩy tìm kiếm mùi thức ăn hay mùi của bạn tình thậm chí là kẻ săn mồi có thể được phát triển nhằm giúp chúng sinh tồn. Và chúng ta cũng vậy.

Ánh Phượng

Theo Livescience, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video