Khỏe đẹp với sữa ong chúa và phấn hoa ong

Sữa ong chúa có màu trắng sữa, hơi vàng, vị hơi chua, rất giàu chất dinh dưỡng do có nhiều chất đạm và vitamin. Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật ong gom lại và đem về tổ, là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh, giảm mệt mỏi.

Sữa ong chúa

Theo một số tác giả, sữa ong chúa là một loại dịch đặc biệt, do tuyến họng của ong thợ tiết ra. Ấu trùng được nuôi bằng loại dịch mật này sẽ trở thành ong chúa sống lâu gấp 50 lần ong thợ, và đây cũng là thức ăn của ong chúa nên gọi là sữa ong chúa.

Mật ong thường và sữa ong chúa có khác nhau. Mật ong thường không có các axit vô cơ, dextrin hay tinh bộ chỉ có một số đường, axit hữu cơ và các men tiêu hóa. Trong sữa ong chúa tỷ lệ đường ít hơn, có nhiều chất mỡ, chất đạm và các vitamin hơn mật ong thường.

Theo Đông y, sữa ong chúa có màu trắng sữa, hơi vàng, vị hơi chua, rất giàu chất dinh dưỡng do có nhiều chất đạm và vitamin. Xưa nay nói đến sữa ong chúa người ta thường nghĩ đến khả năng cải thiện tình dục và chữa chứng bất lực ở nam giới, cải thiện sự cương cứng và phóng tinh; gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa ong chúa còn có rất nhiều tác dụng khác, có thể kể:

+ Chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.
+ Nâng cao năng lực tư duy và trí nhớ.
+ Tăng cường sức co bóp của cơ tim.
+ Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể.
+ Hạ huyết áp và phòng chống tích cực vữa xơ động mạch.
+ Cải thiện công năng tạo máu của tủy xương.
+ Thúc đẩy sự phục hồi chức năng của các cơ quan như gan, thận, thần kinh.
+ Đặc biệt tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Nếu dùng liều cao sẽ có tác dụng an thần, phòng chống mất ngủ. 

Cách dùng: có thể uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, bôi bên ngoài, thậm chí tiêm bắp. Thông dụng nhất là uống, tùy theo mục đích sử dụng mà liều lượng uống có khác nhau:

Sữa ong chúa không uống riêng, khi dùng thường theo cách phối hợp 1% sữa ong chúa với mật ong hoặc có thể thêm rượu trắng.

Liều dùng: Trẻ dưới 5 tuổi uống 5mg/ngày; từ 5 - 10 tuổi : 10mg/ngày; trên 10 tuổi: 20mg/ngày, chia làm hai lần sáng và chiều. Thời gian tác dụng sau uống 4 tuần, liệu trình uống một đợt có thể kéo dài 6 - 10 tuần.

Bảo quản: trong tủ lạnh (để trong tủ đá) có thể dùng trong một năm. Trộn sữa ong chúa với mật ong theo tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.

Phấn hoa ong

Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật ong gom lại và đem về tổ. Nhiều tác giả cho rằng phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh, giảm mệt mỏi.

Thành phần của phấn hoa ong cũng giống như sữa ong chúa gồm các chất đường, chất béo, các protein đầu bảng và các chất khoáng - vitamin. Chính các vitamin và khoáng chất này kích thích hoạt động của các tuyến làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu vào mùa ong làm mật, người nuôi ong được hít thở nhiều phấn hoa nên hoạt bát hơn các thời gian khác trong năm.

Theo Đông y, phấn hoa ong có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị các chứng:

+ Hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối.
+ Mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần.
+ Suy giảm tình dục, liệt dương, di tinh.
+ Mệt mỏi rã rời, bồn chồn, bực bội.
+ Xuất tinh sớm, muộn con, tắt kinh sớm.

Ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có tác dụng phòng chống một số bệnh như:

+ Tăng huyết áp, vữa xơ động mạch.
+ Đái tháo đường.
+ Viêm dạ dày.
+ Viêm gan.
+ Giảm khả năng phì đại của tuyến tiền liệt.
+ Phòng chống ung thư, tăng cường khả năng tình dục.

Cách dùng: Thường dùng phấn hoa ong bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu hoặc trộn với mật ong để dùng. Liều dùng: 5gr chia uống 2-3 lần/ngày.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video