Bằng chứng cá mập cổ đại phi thân ngoạm cổ thằn lằn bay

Chiếc răng hóa thạch là dấu vết sót lại của cuộc tấn công dữ dội trên không giữa con cá mập và thằn lằn bay sải cánh lớn gấp đôi.

Vào cuối kỷ Phấn trắng, 85 triệu năm trước, khi mắt trời bắt đầu lặn về phía tây và dần tỏa những ánh nắng vàng trên mặt biển, một nhóm lớn các loài thằn lằn bay không răng đang bay dọc theo đường chân trời để tìm kiếm con mồi. Và đây cũng là lúc mà các loài cá cổ đại bắt đầu ngoi dần lên mặt biển.

Các loài thằn lằn bay (Pterizards - Dực long) đã nắm bắt cơ hội và hạ thấp độ cao bay của chúng hết lần này đến lần khác. Chúng gần như bay là là trên biển. Khi đi ngang qua đàn cá, con thằn lằn không răng sẽ cắm cái mỏ sừng mảnh khảnh và cứng của chúng xuống mặt nước để cắn những con cá nhỏ.

Sau khi bắt được nhiều cá, một con thằn lằn không răng một lần nữa rơi xuống độ cao chỉ cách mặt biển 1 mét. Nó đột nhiên nhìn thấy một bóng đen bên dưới mặt nước đang đến gần với tốc độ cao. Và ngay sau đó là một con cá mập tiền sử phi lên khỏi mặt nước và cắn vào cổ của con thằn lằn không răng rồi kéo nó xuống dưới đáy biển. Mọi thứ xảy ra quá nhanh, những con thằn lằn không răng khác thậm chí không nhìn thấy những gì đang diễn ra.

Nhóm chuyên gia ở Đại học Nam California bị sốc vì phát hiện hóa thạch loài bò sát bay đáng sợ với một chiếc răng cá mập cắm bên trong khi nghiên cứu xương ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, Fox News hôm qua đưa tin. Họ cho rằng đây là kết quả khi con cá mập dài hai mét phi thân khỏi mặt nước để tấn công một con thằn lằn có cánh hay còn gọi là dực long lớn hơn nhiều với sải cánh 5,5 mét.


Chiếc răng thuộc về Cretoxyrhina mantelli, loài cá mập phổ biến sống cùng thời với thằn lằn có cánh.

Mẫu vật hóa thạch hé lộ con thằn lằn có cánh bị cá mập ngoạm vào cổ, để lại chiếc răng cắm sâu vào đốt sống. Nhóm nghiên cứu tìm thấy chiếc răng mắc kẹt giữa các đỉnh của đốt sống cổ, bằng chứng rõ ràng của vết cắn. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 14/12 trên tạp chí Khoa học Đời sống và Môi trường.

Có thể cuộc tấn công xảy ra khi con thằn lằn có cánh dễ bị tổn thương nhất, dang rộng cánh sát mặt nước, theo Michael Habib, trợ lý giáo sư ở Trường y Keck thuộc USC kiêm trợ lý nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Dù thằn lằn có cánh có thể đáp xuống và cất cánh từ mặt nước, chúng khá vụng về trên biển và mất nhiều thời gian để bay lên.

Chiếc răng thuộc về Cretoxyrhina mantelli, loài cá mập phổ biến sống cùng thời với thằn lằn có cánh. Chúng rất lớn, nhanh và khỏe, dài khoảng 2,4 mét, có hình dáng và hành vi khá giống với cá mập trắng lớn ngày nay dù chúng không có họ hàng.

Đây là lần đầu tiên tương tác giữa loài cá mập này và thằn lằn có cánh được ghi nhận. Hóa thạch được khai quật vào những năm 1960 ở khu vực Smoky Hill Chalk thuộc bang Kansas, Mỹ, nơi từng là một phần của vùng biển nội hải rộng lớn ở cuối kỷ Phấn Trắng.

Cú đớp của cá mập cổ đại còn uy lực hơn cả khủng long T. rex

Cập nhật: 18/07/2020 Theo VNE/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video