Bằng chứng cho thấy cây cối cũng biết "đi ngủ" giống như con người

Ngủ - hành động tưởng như là "đặc quyền" của động vật và loài người, nhưng hoá ra cây cối cũng làm vậy.

Thực vật và động vật, dù có mối liên hệ rất mật thiết, nhưng bản chất hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, các nghiên cứu trước kia đã từng khám phá ra những nét khá tương đồng giữa con người cây cối, chẳng hạn như khả năng "quên" - vốn chỉ có ở những sinh vật có tri giác như động vật hoặc con người.


Cây cối cũng biết ngủ như người.

Lần này cũng vậy. Các nhà khoa học tại Áo, Phần Lan và Hungary mới đây đã phát hiện ra rằng cây cối cũng biết "ngủ" - việc tưởng như là đặc quyền của các loài động vật bậc cao.


Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, các cành cây sẽ bắt đầu "hạ thấp xuống" theo nghĩa đen.

Cụ thể hơn, bằng máy quét laser, các nhà khoa học nhận thấy rằng mỗi khi hoàng hôn buông xuống, các cành cây sẽ bắt đầu "hạ thấp xuống" theo nghĩa đen. Những cây cao trên 5m sẽ hạ xuống khoảng 10cm.

Để xác định rõ tác động từ khí hậu và địa điểm, các chuyên gia đã thí nghiệm 2 lần, trên 2 cây khác nhau tại Phần Lan và Áo. Cả 2 khu vực này đều không có gió và hơi nước ngưng đọng.

Kết quả cho thấy chỉ vài giờ sau khi Mặt trời lặn, các cành cây bắt đầu hạ dần xuống. Đến khi trời sáng, chúng dần trở lại vị trí cũ.


Hiện tượng này có thể đến từ áp suất bên trong tế bào.

Các chuyên gia cho biết hiện tượng này có thể đến từ áp suất bên trong tế bào - thứ có liên hệ trực tiếp với sự quang hợp. Khi đêm xuống, quang hợp dừng lại, quá trình tổng hợp đường theo đó cũng giảm theo, khiến áp suất hạ xuống.

Điều này cho phép cây thực sự nghỉ ngơi, sau một ngày dài lợi dụng áp suất để hướng lá cây về phía Mặt trời.


Quá trình quang hợp của cây

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thống nhất được lý do cây có thể thức dậy: nhờ Mặt trời hay do thói quen của chúng. Theo András Zlinszky - nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học Hungary: "Cây cối có thể di chuyển dựa trên sự cân bằng lượng nước giữa các tế bào, thứ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh sáng thông qua quang hợp".

Ông cho biết việc cây cối có thể đi ngủ trước kia rất khó quan sát, vì các phương pháp truyền thống đều sử dụng ánh sáng. Nhưng với laser, sự can thiệp không còn đáng kể.

Với phát hiện này, các chuyên gia đã chính thức công nhận rằng cây cối cũng biết ngủ, qua đó hiểu rõ hơn quá trình phát triển của cây cối, đồng thời đem lại ứng dụng cho các ngành nghề liên quan đến cây trồng.

Cập nhật: 20/05/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video