Bằng chứng sốc về sự sống Trái đất khởi nguồn từ một tiểu hành tinh

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advance đã hé lộ mạng lưới đường thủy ấm nóng đáng kinh ngạc mà Chicxulub – tiểu hành tinh giết khủng long đã tạo ra trên Trái đất vào thời khắc tử thần 66 triệu năm trước. Toàn bộ quá trình đã được hé lộ qua một loại đá biến đổi hóa học mà các nhà khoa học đã tìm thấy ở khu vực va chạm.

Mạng lưới đường thủy đó hiện vẫn tồn tại bên dưới miệng hố va chạm khổng lồ ở bán đảo Yucatan ở Mexico, chính là nơi tiểu hành tinh đã đâm vào Trái đất. Nó tạo thành thứ gọi là "hệ thống thủy nhiệt".


Cận cảnh một loại đá biến đổi hóa học cổ đại đã "kể lại" vụ va chạm khủng khiếp đến nỗi tạo ra cả một hệ thống thủy nhiệt - (ảnh: DAVID A. KRING).

Theo nhóm khoa học gia đến từ Hiệp hội Nghiên cứu Vũ trụ các trường đại học, Đại học Hoàng Gia London và một số trường đại học tại Edinburgh, Glasgow (Anh), dẫn đầu bởi tiến sĩ David A. Kring, hệ thống thủy nhiệt chính là bằng chứng gián tiếp củng cố giả thuyết sự sống Trái đất được tạo nên bởi những "bàn tay" từ không gian: xa xưa hơn, khoảng 4 tỉ năm về trước, một tiểu hành tinh khổng lồ tương tự đã đâm vào Trái đất và cũng tạo ra hệ thống thủy nhiệt.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hệ thống thủy nhiệt là "vườn ươm sự sống" của các hành tinh. Các thiên thể sở hữu hệ thống thủy nhiệt chính là mục tiêu cho những cuộc săn sự sống ngoài hành tinh, ví dụ như mặt trăng Enceladus của Sao Thổ - thiên thể được NASA "chăm sóc" kỹ càng nhiều năm nay.

Cập nhật: 06/06/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video