Bão Lekima đổ bộ vào Nghệ An - Hà Tĩnh

Chiều 2-10, Thủ tướng đã có công điện nêu rõ: bão Lekima đang tiếp tục di chuyển nhanh với sức gió mạnh cấp 11, giật trên cấp 11 và ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Thái Bình, có khả năng đổ bộ vào các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa, trọng tâm là các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống bão và khắc phục hậu quả do bão gây ra; kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền đảm bảo không bị va đập, chìm tại khu neo đậu.

Đình chỉ các cuộc họp không thật sự cần thiết để tập trung cao độ cho công việc cấp bách này; xem xét, quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn khi bão vào. Không để người ở lại nhà tạm, nhà yếu có thể tốc mái, sập đổ khi có gió lớn; tổ chức, hướng dẫn nhân dân chằng néo nhà cửa, bảo vệ kho tàng, công sở, trường học, bệnh viện và các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn, nhất là tại các khu đô thị.

Chỉ đạo, tổ chức sơ tán dân ra khỏi các vùng nguy hiểm; bố trí các cụ già, trẻ em sơ tán trước. Việc sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, xung yếu, vùng ngập sâu, cửa sông, ven biển mà bão đổ bộ vào phải hoàn thành trước 12 giờ trưa 3-10...

Thủ tướng cử Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ đi các tỉnh miền Trung trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức phòng chống và khắc phục hậu quả bão lũ.

Đường Nguyễn Chí Thanh, TP Huế, có đoạn đã ngập gần 1m
(Ảnh: TTO)

Sơ tán trước trưa nay

Dự báo có khác biệt

Có sự khác biệt chút ít trong dự báo khi Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Trung tâm cảnh báo bão chung Hải quân Mỹ cho rằng bão Lekima đang rất mạnh. Nó có sức gió đến 139km/giờ (cấp 13), giật 167km/giờ (cấp 15). Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão có tên Krosa và đang hướng về phía Đài Loan.

Sơ tán gần 300.000 dân trong vùng nguy hiểm là số liệu được Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đưa ra tại cuộc họp chiều qua (2-10) theo phương án sơ tán dân tại những khu vực trọng yếu thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trước khi bão Lekima đổ bộ vào đất liền để tránh thiệt hại do nước biển dâng cao (trong ngày 3-10).

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu kế hoạch, số lượng người sơ tán phải tính cụ thể đến từng xã, huyện. Chính quyền các cấp phải trực tiếp quan tâm chỉ đạo công tác sơ tán.

Báo cáo của bộ đội biên phòng cho biết tính đến 13g ngày 2-10 đã kêu gọi được 36.585 tàu. Theo báo cáo của biên phòng, Hà Tĩnh vẫn đang còn bảy tàu với 41 người hoạt động trong vịnh Bắc bộ bị mất liên lạc. Trà Vinh có hai tàu với 13 ngư dân hành nghề giã cào ở khu vực ven bờ 30 hải lý trở vào cũng chưa có thông tin. Các lực lượng chức năng đang tìm cách liên lạc, xác minh thông tin các tàu trên.

Thông tin từ các đơn vị biên phòng cũng cho biết đã xảy ra bốn sự cố đối với tàu thuyền trên biển cần phải cứu hộ, cứu nạn...

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các lực lượng giữ liên lạc và tìm cách cứu hộ các tàu thuyền này càng sớm càng tốt để tránh gặp nguy hiểm trước khi bão vào. Các lực lượng cũng phải triển khai thông báo, tìm kiếm các tàu đang mất liên lạc của Hà Tĩnh và Trà Vinh. Các địa phương tùy tình hình của bão có phương án cho học sinh nghỉ học.

Mưa lụt ở nhiều nơi

Ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư - xác định vùng tâm bão số 1 là ở Nghệ An - Hà Tĩnh, số 2 là Thanh Hóa. Tuy nhiên, vùng gió cấp 6 sẽ từ vĩ độ 16 (Đà Nẵng) đến Quảng Ninh. Dự báo từ chiều 3-10, khi bão vào, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh nước biển sẽ dâng cao 3-4m, khu vực từ Quảng Bình, Quảng Trị nước biển dâng 2-3m.

Do ảnh hưởng mưa của bão Lekima, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được phổ biến từ 100-150mm. Một số nơi có lượng mưa trên 200mm như Lệ Thủy (Quảng Bình): 227mm, Nam Đông (Thừa Thiên - Huế): 285mm, Đà Nẵng: 225mm. Lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam đang lên nhanh, nhiều nơi xấp xỉ báo động 3.

Dự báo lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và sông Đồng Nai tiếp tục lên nhanh, sông Hương tại Kim Long có khả năng lên mức 3,5m (trên báo động 3: 0,5m), các sông ở Quảng Nam lên mức báo động 1, sông Đồng Nai tại Tà Lài lên 113,3m (trên mức báo động 3: 0,3m).

Nhóm PV, CTV Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video