Bất chấp quy luật vật lý, tảng đá 500 tấn cứ lơ lửng trên không - Các chuyên gia cũng bó tay!

Cả nhà khảo cổ học và sử học Nhật Bản cũng không đưa ra được bất kỳ manh mối nào về tảng đá khổng lồ này.

Ishi-no-Hoden là một trong những di tích bí ẩn nhất của Nhật Bản. Đây là công trình kiến ​​trúc bằng đá khổng lồ có hình dạng của một chiếc TV cũ cao gần 6 mét và nặng 500 tấn. Nhìn từ xa, hòn đá như đang lơ lửng bên trên một cái ao ở thành phố Takasago, tỉnh Hyogo.

Ishi-no-Hoden (nghĩa đen "Sảnh kho báu bằng đá") là một trong những câu đố lớn nhất và lâu đời nhất trong cả lịch sử và khảo cổ học của Nhật Bản. Nó là một cự thạch khổng lồ nằm ở vùng Kansai, trong khu phố Amidacho, ở thành phố Takasago, tỉnh Hyogo.


Con đường dẫn đến đỉnh của ngọn núi nhỏ có Ishi-no-Hoden. (Hình ảnh: Setouchi Finder).

Tảng đá được chạm khắc từ hyaloclastite, một loại đá ngậm nước giàu thủy tinh hình thành trong quá trình phun trào núi lửa dưới nước hoặc dưới băng cách đây 70 triệu năm. Ishi-no-Hoden là một trong ba tảng đá bí ẩn và kỳ lạ nhất ở Nhật Bản.

Nó thậm chí lớn hơn những khối đá được sử dụng xây dựng Đại kim tự tháp Giza.


Ishi-no-Hoden được bao quanh bởi một sợi dây shimenawa, trong tôn giáo của Nhật Bản, sợi dây này dùng để đánh dấu những điều thiêng liêng. (Hình ảnh: Claudio Suenaga).

Khu vực núi nơi có viên đá được gọi là Hodenyama. Tại đây có mỏ đá cổ đã được khai thác trong nhiều thế kỷ. Đá được sử dụng làm vật liệu cho quan tài và xây cầu. Vào tháng 10 năm 2014, mỏ đá Yongsan đã được chỉ định là một di tích lịch sử và một Bảo vật Quốc gia của Nhật Bản.

Trong thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại thì Ishi-no-Hoden vẫn thu hút nhiều người hành hương.

Đó là bởi vì truyền thuyết kể rằng hơn 2000 năm trước, có một trận dịch hoành hành ở Nhật Bản. Sau đó Ookuninushi và Sukunabikona (hai vị thần trong văn hóa Nhật) đã báo mộng cho hoàng đế Sujin: "Nếu ngài hiến dâng cho chúng tôi, đất nước sẽ được bảo vệ".

Trước đó, hoàng đế đã được biết rằng có vị thần ngụ trong tảng đá Ishi-no-Hoden. Nhà vua lập tức thực hiện như lời dặn và đại dịch đã biến mất.

Lai lịch bất thường của tảng đá kỳ lạ

Bí ẩn của Ishi-no-Hoden nằm ở chỗ cách tạo ra cũng như mục đích ra đời của nó. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra công cụ để đẽo tảng đá cũng như bất kỳ ký tự hay hình khắc nào cho biết quá trình, người đã chế tạo và ý nghĩa của nó.

Sự tồn tại của viên đá được ghi lại trong Harima Fudoki (một ghi chép lịch sử cổ đại về tỉnh Harima, được biên soạn từ năm 713 trở đi). Tuy nhiên, trong ghi chép thực tế, các chi tiết chính xác của Ishi-no-Hoden không được xác nhận cũng như không có tài liệu đề cập đến lý do tại sao viên đá được tạo ra.


Cận cảnh Ishi-no-Hoden "lơ lửng" trên mặt nước với những lát cắt hoàn hảo. (Hình ảnh: Claudio Suenaga)

Các ghi chép từ lịch sử của thành phố Takasago chỉ xác nhận rằng Ishi-no-Hoden đã là một địa điểm nổi tiếng trong thời kỳ Nara (710 - 794). Philipp Franz von Siebold (1796 - 1866), bác sĩ, nhà thực vật học, nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Đức đã dừng chân tại khu đá trong chuyến hành trình từ Nagasaki đến Edo (bây giờ được gọi là Tokyo) vào năm 1826.

Tảng đá được thiết kế một cách tài tình và trông giống như đang lơ lửng trên mặt nước. Vì vậy nó còn được gọi là Uki-Ishi (Đá nổi). Theo ghi chép của ngôi đền, hồ chứa tảng đá không bao giờ cạn nước, kể cả trong thời kỳ hạn hán kéo dài.

Hội đồng thành phố Takasago cùng với Phòng thí nghiệm Lịch sử Đại học Otemae đã tiến hành các nghiên cứu về Ishi-no-Hoden trong năm 2005 - 2006. Các phép đo ba chiều đã được thực hiện, và các đặc điểm của các tảng đá xung quanh cũng được phân tích. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học và sử học truyền thống đã không đưa ra được bất kỳ manh mối nào khác về công cụ chạm khắc và tại sao nó được tạo ra.

Các chuyên gia chỉ có thể chắc chắn rằng Ishi-no-Hoden được tạo ra bởi một nền văn minh phát triển và tiên tiến. Tác giả của tảng đá đã tạo ra một kiệt tác tồn tại hàng ngàn năm.

Cập nhật: 06/11/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video