Bất ngờ phát hiện sinh vật lạ trên biển, tưởng như đến từ "ngoài hành tinh"

Một người đàn ông nghĩ rằng mình đã nhìn thấy sinh vật ngoài hành tinh khi đang đi dạo dọc bãi biển ở Scotland, nhưng hóa ra đó lại là một con chuột biển.

Mới đây, Newsflare đưa tin, Mike Arnott, 33 tuổi, đang đi dạo dọc bãi biển Portobello, Edinburgh (Scotland) thì thấy một vật thể huỳnh quang màu xanh lá cây kỳ lạ trên cát khi thủy triều rút. Sau khi quan sát, ban đầu Mike Arnott nghĩ rằng đó là một quả thông phủ đầy rêu trước khi nhận ra nó còn sống. Do đó thoáng qua tâm trí Mike Arnott nghĩ rằng nó là một người ngoài hành tinh, bởi vì anh không biết sinh vật có gai màu xanh lá cây tươi sáng đó là gì.

Mike nói: "Tôi nhìn thấy thứ màu xanh huỳnh quang với những chiếc kim kỳ lạ này, tôi không biết nó là gì. Tôi lật nó lên và thấy nó có rất nhiều chân nhỏ, tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như vậy. Đó chắc chắn là một người ngoài hành tinh hoặc tôi nghĩ đó có thể là một thứ gì đó đến từ dưới đáy biển sâu”.


Sinh vật được Mike Arnott phát hiện.

Pete Haskell, thuộc Tổ chức Động vật hoang dã Scotland, đã cung cấp kiến ​​thức chuyên môn của mình để giúp xác định loài động vật giống người ngoài hành tinh này. Theo Pete Haskell đó là một con chuột biển bị cuốn trôi.

Pete nói: “Trông nó hơi lạ khi ở trên mặt nước, nhưng đó là một loại giun lông biển được tìm thấy khắp bờ biển Vương quốc Anh. Những chiếc lông màu xanh lá cây và vàng lấp lánh óng ánh của sinh vật ít được biết đến khiến nó trông không giống bất kỳ loài động vật biển nào khác”.

Chuột biển là một loài sinh vật kỳ lạ có tên khoa học là Aphrodita Aculeata. Tuy rằng có cái tên chuột biển nhưng loài này không phải là một loài động vật có xương sống, thực tế chuột biển là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi, ngành Giun đốt, thuộc giới Động vật không xương sống.

Chúng sống ở tầng đáy đại dương, ở độ sâu hơn 3000m, thường vùi mình trong cát, không thích di chuyển nhiều. Loài này có thể có chiều dài lên đến 30cm và thường sống ở dưới vùng liên triều ở Đại Tây Dương, biển Bắc, các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải. Lưng của chúng được bao phủ bởi một lớp lông có màu đỏ ánh xanh trong một cơ chế bảo vệ đặc biệt.

Do không nhìn thấy đường nên chúng định vị bằng các xúc tu (phần phụ nhỏ có nhiều lông giống như mái chèo). Những xúc tu này giúp chúng tìm kiếm các xác chết và các sinh vật biển bị phân hủy. Chúng thường bị dạt vào bờ sau bão.

Cập nhật: 25/11/2022 NĐT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video