Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi cũng không còn quá hiếm gặp. Vậy, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì? Làm thế nào để kiểu soát bệnh hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề sức khỏe này qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một trong các nguyên nhân dẫn đến chứng giảm trí nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh còn gây tác động tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ và tư duy.

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tiến triển chậm và thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ. Ở giai đoạn cuối, người bệnh thường bị tổn thương não nghiêm trọng.

Trung bình người bệnh chỉ có thể sống được từ 8 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị bệnh Alzheimer đúng cách.


Bệnh mất trí nhớ Alzheimer thường tiến triển chậm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer

Triệu chứng bệnh Alzheimer ban đầu thường là đãng trí, bao gồm quên tên hoặc nơi vừa đặt đồ vật.

Dấu hiệu kế tiếp của bệnh là trí nhớ và tư duy bất thường, bao gồm quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi hoặc kể một câu chuyện tương tự nhiều lần và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.

Trong giai đoạn sau, người bệnh cần được giúp đỡ nhiều hơn và ở giai đoạn cuối họ cần phải được chăm sóc một cách toàn diện. Người bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối thường hay đi lang thang hoặc bị lạc, thay đổi cảm xúc và tính cách và không thể hoạt động thể chất bình thường nữa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng bệnh Alzheimer khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân bệnh Alzheimer

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn còn là ẩn số. Khi bệnh mất trí nhớ Alzheimer xảy ra, các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin của bạn bắt đầu suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được tạo ra, tạo mảng bám và tích tụ xung quanh và bên trong các tế bào gây cản trở truyền thông tin.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer là gì?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

  • Lớn tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây ra Alzheimer đặc biệt là sau 65 tuổi
  • Gia đình có người từng mắc bệnh
  • Những người bị suy giảm nhận thức nhẹ
  • Từng chấn thương đầu
  • Lối sống không lành mạnh như ít vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu rau và trái cây
    Mắc một số bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tăng nồng độ homocysteine
  • Quá trình học tập và giao tiếp xã hội gặp vấn đề như mức độ giáo dục thấp, công việc nhàm chán, thiếu các hoạt động thử thách trí não (đọc sách, chơi trò chơi, chơi nhạc cụ) hoặc ít giao tiếp xã hội.

Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra sức khỏe tổng quát, bệnh sử và khả năng trí tuệ của bạn. Họ cũng sẽ kiểm tra khả năng lý luận, phối hợp tay và mắt, cân bằng, cảm nhận cảm giác. Đồng thời, tìm kiếm dấu hiệu của trầm cảm.

Người bệnh có thể cần chụp MRI hoặc CT não và xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây mất trí như suy giáp hay thiếu vitamin B12.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh Alzheimer

Việc chữa tận gốc vấn đề sức khỏe này là điều bất khả thi. Thực tế, điều trị bệnh Alzheimer chủ yếu sử dụng một số loại thuốc làm chậm diễn tiến bệnh, ví dụ như thuốc ức chế cholinesterase và memantine. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc an thần giúp giảm lo âu, trầm cảm, kích động và các vấn đề về hành vi khác.

Những thói quen sinh hoạt giúp người bệnh hạn chế diễn tiến của bệnh Alzheimer

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh gồm:

  • Tìm người hỗ trợ và chăm sóc
  • Cố gắng đơn giản hóa thói quen hàng ngày và không gian sống
  • Tận hưởng cuộc sống đang có và không nên có ý nghĩ tiêu cực về bệnh
  • Tích cực trong các hoạt động xã hội, thể chất và tinh thần. Bạn hoặc người nhà có thể cần đến nhà dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh Alzheimer sẽ gặp khó khăn thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, do đó không nên thay đổi môi trường sống của họ (nhà ở, người chăm sóc…) trừ khi thật cần thiết. Đồng thời, bạn cũng nên in thông tin quan trọng và đặt ở một vài nơi trong nhà.

Sau khi được chẩn đoán mắc Alzheimer bên cạnh các phương pháp điều trị thì tinh thần người bệnh và chế độ chăm sóc, luyện tập cũng nên được chú trọng giúp làm chậm sự phát triển của bệnh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Cập nhật: 21/11/2022 hellobacsi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video