Bệnh mụn giộp có thể dẫn tới bệnh Alzheimer

Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy bệnh mụn giộp đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Alzheimer, một dạng phổ biến của bệnh mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học y Rochester Medical Center đã phát hiện ra rằng gien ApoE-4 đã bật tín hiệu xanh cho virus HSV hoạt động tích cực hơn ở vùng não.

Theo ông Howard Federoff, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu mà đã được đăng trên tập chí điện tử Neurobiology of Aging, thì các dữ liệu đã cho thấy gien ApoE-4 có thể đã hỗ trợ khả năng virus HSV trở thành một mầm bệnh nguy hiểm.

Virus herpes (Ảnh: health-news-blog.com)

Trong cuộc nghiên cứu này các nhà khoa học cũng tính toán mức độ hoạt động của virus HSV ở não chuột có các dạng khác của gien ApoE ở người.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng virus HSV thâm nhập vào tế bào não của chuột là như nhau cho dù con chuột đó có gien ApoE-4 hay không. Nhưng đối với những con chuột có gien ApoE-4 thì virus HSV linh hoạt hơn do đó chúng có vẻ sinh sôi nhanh hơn.

Mấy năm gần đây, các nhà khoa học đã biết được là gien ApoE-4 đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Alzheimer nhưng việc bệnh này phát triển có liên quan đến bệnh mộn giộp là hoàn toàn mới đối với các nhà khoa học.

Bà Ruth Itzhaki thuộc trường đại học Manchester đã tiến hành nhiều nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Kết quả các cuộc nghiên cứu của bà cho thấy sự quan tương giữa bệnh mụn giộp và bệnh Alzheimer. Bà cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc bệnh mất trí và có gien ApoE-4 thì có số lượng virus HSV ở những vùng não bị nhiễm bệnh Alzheimer cao hơn. Những người có gien ApoE-4 và virus HSV có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn những người thiếu một trong hai yếu tố đó là gien ApoE-4 hoặc virus HSV.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác cũng khám phá ra rằng những người thường bị chốc mép có khả năng có gien ApoE-4 cao hơn những người khác.

Bệnh mụn giộp là một căn bệnh mãn tính tồn tại suốt đời và bùng phát theo từng đợt. Thông thường virus HSV âm ỉ, không hoạt động và bị khóa ở trong các tế bào nhưng các yếu tố phát động như stress, mệt mỏi nặng, một vài loại thức ăn và thậm chí là ánh nắng mặt trời cũng có thể làm cho virus hoạt động trở lại gây tổn thương cho các tế bào và gây ra giộp ở miệng.

Mộc Nhất

Theo LiveScience, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video