Bệnh trầm cảm - Những điều cần biết và giải pháp đơn giản để phòng chống

Trầm cảm đang là vấn nạn lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Căn bệnh trầm cảm gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cũng như làm thất thoát hàng tỷ USD đối với nền kinh tế thế giới.

Mối nguy hại của trầm cảm đã trở thành chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới trong năm này và khẩu hiệu của chiến dịch là ''Let's talk'' (Tạm dịch: Hãy nói chuyện đi nào!).

Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi, từ tất cả các tầng lớp xã hội đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nó gây ra sự đau đớn tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, ngay cả những công việc hàng ngày đơn giản nhất, hậu quả của trầm cảm còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ như gia đình, bè bạn và khả năng sinh tồn của họ. Nguy hiểm hơn nữa, trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến tự sát, đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở độ tuổi từ 15-29 tuổi. Vì những nguyên nhân đó, trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và cuộc sống con người ở tất cả các nước.


Hiện nay, trên thế giới có tới 350 triệu người mắc bệnh trầm cảm.

Tổ chức Y tế Thế giới đặc biệt chú ý đến ba nhóm vị thành niên và thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (đặc biệt là sau khi sinh con) và người cao tuổi (trên 60 tuổi).

1. Những điều cần biết để phòng chống trầm cảm

Những người hướng nội dễ bị trầm cảm hơn

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống hướng nội có nguy cơ bị trầm cảm và các triệu chứng của bệnh cao hơn so với người khác. Các đặc điểm khác của người hướng nội như sợ hãi hoặc thay đổi tâm trạng có thể dẫn dến trầm cảm nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài. Cô đơn và nghiện Facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

Kích thước não bộ có thể dự đoán nguy cơ trầm cảm


Cô đơn và nghiện Facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

Những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường có chất xám trong não ít hơn, đặc biệt là ở vùng chịu trách nhiệm nhiều chức năng như huyết áp, nhịp tim, chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định và cảm nhận. Điều này dẫn đến các rối loạn về xử lý cảm xúc và từ đó gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Quan tâm đến giấc ngủ

Thực tế là giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, những người bị rối loạn trầm cảm nặng có nguy cơ gặp rắc rối về giấc ngủ ban đêm và điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

2. Những giải pháp đơn giản ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Thay vì dùng thuốc, hãy đi du lịch


Bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.

Theo một số nhà khoa học, trầm cảm là hiện tượng tương ứng với phản xạ ngủ đông của con người, là dạng phản ứng mang tính bản năng của động vật có vú. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi nạn nhân trầm cảm trở nên chậm chạp và buồn bã. Vậy nên, không cần đợi đến khi cơ thể có những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.

Vận động thường xuyên

Ít vận động khiến não bộ trở nên xơ cứng và ngày càng nhận được ít yếu tố kích thích, vì thế stress và tâm trạng bất an sẽ tích tụ và biến thành các triệu chứng trầm cảm. Những người theo giáo phái Amis ở Mỹ gần như không có ai bị trầm cảm đã chứng minh rằng lao động cơ bắp có lợi thế nào. Cộng đồng dân cư không lớn ở Pensylvania này không chấp nhận cuộc sống hiện đại, họ duy trì cuộc sống như thời ông bà, tổ tiên, chủ yếu tồn tại dựa vào canh tác nông nghiệp lạc hậu và chỉ tạo ra những công cụ cần thiết cho nhu cầu.

Nhiệt độ lạnh cải thiện sức khỏe


Tận dụng nhiệt độ thấp là phương pháp mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ.

Tận dụng nhiệt độ thấp để chữa bệnh không phải phát minh mới, tuy nhiên thời gian gần đây phương pháp này mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ. Người bệnh bước vào phòng kín có nhiệt độ cực thấp (từ âm 110 độ C đến âm 160 độ C) trong thời gian 2-3 phút. Sau ca điều trị như vậy, họ thường cảm thấy tinh thần thư thái, thoải mái và phong độ tinh thần này sẽ được duy trì lâu dài.

Người Mỹ và người Nhật đã áp dụng nhiệt độ thấp để điều trị trầm cảm trên phạm vi rộng. Tuy vậy, liệu pháp nhiệt độ thấp không thể là phương thuốc chính chữa trị căn bệnh rối loạn này. Trong điều kiện gia đình, tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen có thể coi là giải pháp thay thế hữu hiệu.

Dạo bộ ngoài trời


Chỉ cần cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.

Thông thường chúng ta thường muốn đi ngủ nhiều hơn vào mùa Thu và mùa Đông, đôi khi chán ăn hoặc ăn uống nhiều hơn. Thủ phạm gây ra tình trạng bất thường đó là sự thiếu hụt ánh nắng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Vương quốc Anh, chỉ cần cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.

Luyện tập thể chất


Việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả trợ giúp rõ rệt.

Luyện tập thể thao thường xuyên kích thích cơ thể gia tăng sản xuất endorfin - hormone gây ra cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu đã nhiều ngày mệt mỏi, buồn rầu, chán nản cần cân nhắc và thấu hiểu khi khuyên họ tham gia các hoạt động dễ gây kích thích này. Không nên biến luyện tập thể thao trở thành nghĩa vụ bắt buộc và gánh nặng tinh thần nhưng không thể phủ nhận rằng việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả trợ giúp rõ rệt.

Trầm cảm có thể được ngăn ngừa và điều trị. Hiểu biết và phòng ngừa trầm cảm sẽ giúp giảm sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này và tạo cơ hội để nhiều người mắc bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảmnhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm:

  • Yếu tố di truyền
  • Giới tính
  • Stress kéo dài
  • Do ảnh hưởng bởi một số bệnh
  • Những sự kiện chấn động
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Tâm lý bi quan
  • Yếu tố văn hoá - xã hội
Cập nhật: 24/07/2024 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video