Trụy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trụy tim là gì?

Trụy tim là tình trạng tim ngừng đập trong một khoảng thời gian nhất định. Trụy tim rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu của trụy tim để chủ động phòng ngừa?

Trụy tim là bệnh gì?

Trụy tim là mất nhịp tim một cách đột ngột và là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng.

Tim có một hệ thống điện nội bộ để kiểm soát nhịp tim. Một số bệnh có thể khiến nhịp tim bất thường, được gọi là rối loạn nhịp tim. Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, tim có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc thậm chí ngừng đập.

Trụy tim đột ngột (SCA) xảy ra khi tim xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim và làm tim ngừng đập, bệnh này khác với bệnh nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là do sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim.

Cơn đau tim (hoặc nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi các tế bào cơ tim chết do mất nguồn cung cấp máu. Trong khi đó, bệnh trụy tim xảy ra khi hệ thống điện của tim gặp trục trặc, tim đột nhiên ngừng làm việc và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, một cơn đau tim đôi khi gây ra rối loạn điện và dẫn đến trụy tim đột ngột.

Tình trạng này có thể gây tử vong hoặc tàn tật. Khi tim ngừng đập, việc thiếu các tế bào máu vận chuyển oxy có thể gây tổn thương não chỉ trong vài phút. Tử vong hoặc tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra trong vòng 4-6 phút. Nếu bạn hoặc một người nào đó có các triệu chứng trụy tim, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.


Trụy tim xảy ra khi hệ thống “điện nội bộ” của tim gặp trục trặc khiến tim phải ngừng “làm việc” một cách đột ngột. (Ảnh minh họa).

Triệu chứng của trụy tim

Các triệu chứng phổ biến của bệnh trụy tim là:

  • Ngã xuống đột ngột;
  • Không có mạch;
  • Ngừng thở;
  • Bất tỉnh;
  • Tức ngực;
  • Chóng mặt;
  • Khó thở.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nằm trong các trường hợp sau:

  • Thường xuyên bị đau ngực;
  • Nhức đầu;
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh;
  • Thở khò khè hoặc khó thở;
  • Ngất xỉu hoặc có xu hướng ngất xỉu;
  • Chóng mặt.

Nguyên nhân gây ra trụy tim

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây trụy tim đột ngột, hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất là rung thất và rung nhĩ.

Tim của bạn có bốn buồng, hai ngăn dưới là tâm thất và hai ngăn trên là tâm nhĩ. Đối với rung thất, các buồng tim này co bóp đến mức không thể kiểm soát, điều này làm thay đổi nhịp tim đáng kể. Các tâm thất bắt đầu bơm máu không hiệu quả, làm giảm nghiêm trọng lượng máu bơm khắp cơ thể. Trong một số trường hợp, việc lưu thông của máu dừng lại hoàn toàn, dẫn đến đột tử do tim. Đối với rung nhĩ, các nút xoang không phát ra các xung điện chính xác. Nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải, quy định nhịp bơm máu. Khi rung tâm nhĩ, tâm thất không thể bơm máu cho cơ thể một cách hiệu quả.

Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổinam giới mắc phải bệnh này nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây tăng nguy cơ trụy tim

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh động mạch vành;
  • Hút thuốc;
  • Tăng huyết áp;
  • Cholesterol trong máu cao;
  • Béo phì;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Ít vận động;
  • Uống quá nhiều rượu.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ trụy tim đột ngột bao gồm:

  • Tiền sử trụy tim hoặc gia đình từng có người bị trụy tim;
  • Bệnh sử nhồi máu cơ tim;
  • Bạn hoặc gia đình từng mắc phải các loại bệnh tim khác, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim và bệnh cơ tim;
  • Tuổi tác: đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi dễ mắc bệnh trụy tim;
  • Nam giới;
  • Sử dụng ma túy, chẳng hạn như cocaine hoặc các chất kích thích;
  • Mất cân bằng dinh dưỡng, chẳng hạn như mức độ kali hoặc magiê thấp.

Kỹ thuật chẩn đoán trụy tim

Bác sĩ có thể đo điện tâm đồ để xác định loại rối loạn nhịp mà bạn mắc phải. Để điều trị bệnh này, bác sĩ sẽ sử dụng một máy khử rung để sốc tim. Thực hiện sốc tim thường có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường.

Bác sĩ có thể tiến hành các cuộc kiểm tra khác sau khi bạn đã trải qua một biến cố tim mạch:

  • Xét nghiệm máu để tìm kiếm dấu hiệu của cơn đau tim. Bác sĩ cũng có thể đo nồng độ kali và magiê;
  • Chụp X-quang có thể tìm thấy những dấu hiệu của bệnh khác trong tim;
  • Siêu âm tim có thể giúp xác định xem có vùng nào của tim đã bị tổn thương bởi cơn đau tim và không bơm máu bình thường không, xác định phân suất tống máu và những bất thường van tim nếu có;
  • Quét hạt nhân thường được tiến hành cùng với cuộc kiểm tra đả kích (stress test) nhằm giúp xác định các vấn đề lưu lượng máu đến tim.

Phương pháp điều trị bệnh trụy tim

Hồi sức tim phổi (CPR) và khử rung tim là một trong những phương pháp điều trị cho các tình huống khẩn cấp.

Nếu bạn sống sót sau trụy tim, bác sĩ có thể bắt đầu thực hiện một hoặc nhiều phương pháp điều trị để giảm những lần tái phát sau này, bao gồm:

  • Thuốc có thể làm giảm huyết áp và cholesterol;
  • Phẫu thuật có thể sửa chữa các mạch máu hoặc van tim bị hư hỏng, phẫu thuật cũng có thể giúp loại bỏ tắc nghẽn trong động mạch;
  • Tập thể dục có thể cải thiện tim mạch;
  • Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm cholesterol.

Chế độ sinh hoạt cho người bị trụy tim

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc;
  • Không uống quá nhiều rượu;
  • Ăn đủ dinh dưỡng, chế độ ăn uống cân bằng;
  • Tích cực hoạt động thể chất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Cập nhật: 14/06/2021 Theo hellobacsi/voh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video