Bị bắt gặp đang “mơ mộng” và đổ lỗi cho não của bạn?

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ thì mơ mộng có vẻ như là một cài đặt mặc định trong trí não người và có những khu vực não nào đó dành cho nó.

Các nhà nghiên cứu báo cáo trong số ra mới nhất của tạp chí Science rằng khi người ta được giao cho một công việc cụ thể, họ tập trung vào công việc đó. Nhưng rồi sau đó trong suốt khoảng thời gian lắng xuống những khu vực não khác lại trở nên bận rộn.

Bạn có thể gọi nó là “mơ mộng hão huyền” nhưng các nhà khoa học gọi nó là “suy nghĩ không phụ thuộc vào tác nhân kích thích”  (Ảnh: Imagesource)

Nhà tâm lý học, tiến sĩ Malia Mason thuộc trường Y khoa Harvard và Bệnh viện tổng hợp Massachusetts nói: “Có một mạng lưới những khu vực mà dường như luôn luôn hoạt động khi bạn không giao việc gì đó cho người ta làm.”

Khi tiến sĩ Mason hỏi người ta điều gì đã diễn ra trong suốt thời gian lắng xuống này, câu trả lời thật rõ ràng.

Bà nói: “Đó là trạng thái mơ màng. Nhưng tôi phát hiện ra rằng phần lớn thời gian, người ta không có những suy nghĩ tưởng tượng. Họ đang nghĩ về những việc phải làm sau đó trong ngày hôm nay.” Đội nghiên cứu của bà gọi đó là “suy nghĩ không phụ thuộc vào tác nhân kích thích” hay suy nghĩ lan man.

Các nhà thần kinh học và tâm lý học đã tranh luận về điều gì đang diễn ra lúc mà người ta không suy nghĩ điều gì đó hoặc làm cái gì đó cụ thể và đã có thống nhất chung đó là tâm trí không đơn thuần trở nên trống rỗng.

Đội nghiên cứu của tiến sĩ Mason lập một thử nghiệm dùng phương pháp hiển thị bằng cộng hưởng từ trường chức năng hay còn gọi là fMRI để xem điều gì đang diễn ra. Kỹ thuật này cho phép các nhà khoa học chụp những hình ảnh nằm trong thời hạn xử lý thực tế của não, cho thấy những khu vực nào hoạt động và hoạt động khi nào. Họ có thể làm việc này trong lúc nói chuyện với người được “chụp”, vì thế mà họ có thể thấy những hiệu ứng của một hoạt động khi nó diễn ra.

Đội nghiên cứu của tiến sĩ Mason đã tuyển 19 tình nguyện viên và “scan” họ khi họ làm nhiều việc khác nhau. Nhiệm vụ làm hoạt động trí nhớ bằng lời bao gồm ghi nhớ và vận dụng khéo léo bốn chuỗi có bốn ký tự ví dụ như R H V X. Những tình nguyện viên cũng được “chụp” khi họ ngồi đó, chờ đợi những công việc tiếp theo.

Suy nghĩ lan man và thoáng vụt qua

Các nhà nghiên cứu viết rằng: “Khi không có một công việc đòi hỏi quá trình cân nhắc cẩn trọng, tâm trí thường có xu hướng nghĩ ngợi mông lung, thoáng vụt qua từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác với trạng thái thả lỏng và thanh thản.”

Bây giờ thì họ biết trạng thái đó trông như thế nào.

Những khu vực hoạt động bao gồm nếp cuộn não trán ở phía trên- một trong những khối u lớn ở phần trước của não người; thùy não- ở bên hông não; và những vùng ở thùy thái dương- phía sau não.

Tiến sĩ Mason không biết chắc là vì sao hoạt động này diễn ra. Nhưng bà tin rằng nó còn ẩn chứa một số chức năng cơ bản của não mà chỉ rõ tính chất con người mặc dù đội nghiên cứu của bà vẫn chưa mô tả hình ảnh não của bất kỳ động vật nào khác.

Đội nghiên cứu cho biết một khả năng đó là não luôn luôn làm cái gì đó sao cho nó luôn trong trạng thái hoạt động khi cần đến những suy nghĩ hay phản ứng nhanh nhẹn.

Các nhà nghiên cứu viết: “Khả năng thứ hai đó là một loại di chuyển tự phát theo nhịp của trí óc [suy nghĩ không phụ thuộc vào tác nhân kích thích] đưa một cảm giác chặt chẽ vào những trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và tương lai của một người.”

Tiến sĩ Mason cho biết thêm: “Chúng ta không bị mắc kẹt trong hiện tại. Chúng ta có thể bị kẹt trong xe khi giao thông tắc nghẽn nhưng chúng ta không mắc kẹt ở đó về mặt tinh thần.”

Hay có thể chẳng có nguyên nhân nào cho trạng thái mơ mộng.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Mặc dù những suy nghĩ mà trí óc đưa ra khi nghĩ ngợi lan man đôi khi cũng hữu ích nhưng những trường hợp đó không chứng minh được rằng trí óc nghĩ lan man bởi vì những suy nghĩ này có khả năng thích ứng; ngược lại trí óc có thể nghĩ ngợi mông lung đơn giản là vì nó có thể làm điều đó.”

Thiên Kim

Theo News in Science, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video