Tế bào gốc làm ngừng quá trình mù ở chuột

Các nhà khoa học đã thông báo về việc các tế bào gốc đã giữ lại nguồn ánh sáng cho những con chuột đang sắp sửa bị mù. Nghiên cứu này mở ra triển vọng một số dạng mù ở người cũng sẽ có thể được chưa trị bằng các tế bào lấy từ tuỷ xương của chính người bệnh.

Một số dạng mù ở người có thể được điều trị bằng tế bào gốc của chính người bệnh
Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào một nhóm các bệnh về mắt có tên là pigmentosa võng mạc. Khi mắc bệnh này các tế bào võng mạc bị suy nhược liên tục làm cho mắt giảm dần thị lực và đôi khi dẫn tới mù hẳn. Hiện giờ đang có khoảng 3.500 người mắc bệnh này mà vẫn chưa có một giải pháp nào để chữa trị.

Martin Friedlander và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Scripps, La Jolla, California, đã lấy một đám tế bào gốc từ tuỷ xương của chuột trưởng thành đem tiêm vào mắt của chuột con mới sinh mắc bệnh pigmentosa võng mạc trước khi võng mạc của chúng bắt đầu bị suy nhược. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các mũi tiêm đã có tác dụng làm ngừng lại một số dạng suy giảm mắt, đặc biệt đối với những tế bào hình nón đảm nhiệm chức năng nhận biết màu sắc và đường nét chuẩn.

Lũ chuột thí nghiệm cũng có khả năng nhận biết ánh sáng chiếu vào mắt trong khi chuột đối chứng bị mù hoàn toàn. Điều này khiến cho Friedlander, người đã công bố kết quả của công trình trên tạp chí Clinical Investigation, phải thốt lên: “Thật đáng kinh ngạc”.

Triển vọng khả quan

Martin Friedlander (Ảnh: scripps)

Mặc dù biết rằng tế bào gốc có thể phát triển thành nhiều dạng tế bào khác nhau nhưng người ta vẫn chưa rõ chúng đã giúp cho mắt như thế nào trong trường hợp này. Nhóm nghiên cứu trước đó đã cho rằng các tế bào gốc có thể giúp các mạch máu của võng mạc không bị vỡ bằng cách hội nhập vào trong các mạch máu đó. Tuy nhiên, một số tế bào gốc khác có thể phát triển trong mắt và sản xuất ra những phân tử có tác dụng duy trì sự sống cho cả các mạch máu cũng như các tế bào hình nón.

Friedlander hi vọng rằng các trường hợp mắc bệnh pigmentosa võng mạc ở người có thể chữa trị bằng cách tiêm vào mắt bệnh nhân các tế bào gốc lấy từ tuỷ xương của chính họ. Ở người, sự suy giảm mắt thường không xảy ra trước tuổi thành niên. Ông nói: “Chúng tôi sẽ đưa kỹ thuật này đến các bệnh viện". Friedlander hi vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm trên các bệnh nhân sớm nhất là trong năm nay nếu ông có thể thu thập đủ các bằng chứng để chứng minh rằng kỹ thuật này là an toàn.

Lois Smith, một người đang theo học về nhãn khoa tại trường Đại học Harvard, đồng ý rằng kỹ thuật này là một trong các phương pháp điều trị có nhiều hứa hẹn nhất đối với bệnh mù được phát hiện trong vài năm trở lại đây. Bệnh pigmentosa võng mạc có rất nhiều nguyên nhân, do vậy thật khó để có thể tìm ra một loại thuốc có tác dụng với tất cả các trường hợp.

Các nhà nghiên cứu suy luận tế bào gốc cũng có thể được ứng dụng để điều trị nhiều dạng khác của bệnh mù. Bệnh này phần lớn thường do đái tháo đường màng lưới và sự thoái hoá do tuổi tác gây ra. Cả 2 trường hợp này đều là điều kiện để các mạch máu trong mắt phát triển không bình thường. Smith cho rằng tế bào gốc có thể được điều khiển để tạo ra các phân tử có khả năng điều chỉnh đúng đắn sự phát triển của các mạch máu.
Theo Nature, Sinh học Việt Nam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video