Bị bệnh gì thì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.

Cụ thể, caffeine có thể ngăn chặn sự hấp thu của một số loại thuốc hoặc có thể làm tăng tác dụng của chúng. Vì vậy, cần phải hỏi bác sĩ xem bạn có cần lưu ý gì về việc uống cà phê khi dùng loại thuốc cụ thể nào đó.

Các loại thuốc nên tránh dùng cùng với cà phê


Một số loại thuốc nếu uống gần giờ uống cà phê có thể gây bồn chồn và khó ngủ. (Ảnh: Pexels).

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe từ lâu đã khẳng định một số loại thuốc có thể tương tác tiêu cực với cà phê. Đó là thuốc điều trị trào ngược axit, thuốc điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD), thuốc điều trị suy tim, huyết áp cao, thuốc tuyến giáp...

Theo nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí khoa học BioMed Research International, caffeine có thể cản trở quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và bài tiết của nhiều loại thuốc khác nhau.

Ngoài ra, một số loại thuốc cảm và dị ứng, như thuốc trị nghẹt mũi, có chứa chất kích thích giúp tỉnh táo. Uống chúng gần giờ uống cà phê có thể gây bồn chồn và khó ngủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc trị cảm và dị ứng đều gây ra vấn đề khi kết hợp với cà phê. Để chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ xem thuốc có "kỵ" với cà phê không. Nếu không, nên dùng cách bao lâu thì an toàn.

Đang bị bệnh có nên uống cà phê?


Người bị cảm lạnh hoặc dị ứng, nếu uống cà phê, có thể gặp các vấn đề như mất nước, thiếu ngủ và đau bụng. (Ảnh minh họa: Pexels).

Người bệnh cần phải giữ đủ nước để chống lại nhiễm trùng. Nhưng uống nhiều cà phê có thể có tác dụng lợi tiểu gây ra tình trạng mất nước.

Cảm cúm đôi khi cũng gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, uống cà phê có thể gây khó chịu hơn, đặc biệt nếu đường ruột nhạy cảm với caffeine.

Tiến sĩ Daniel Monti, Trưởng khoa Khoa học Dinh dưỡng và y học tích hợp tại Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson (Mỹ), giải thích: "Đối với người bệnh nặng, bù nước là rất quan trọng, vì vậy cần phải cẩn thận hơn về việc uống cà phê".

Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi, nhưng cà phê lại gây tỉnh táo, vì vậy cũng nên cân nhắc khi uống.

Cuối cùng, để hồi phục sau cơn bệnh, cần ăn thực phẩm bổ dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và dùng đúng loại thuốc. Nếu tiêu thụ caffeine gây cản trở điều nào kể trên, bạn nên ngừng uống cà phê, theo Health Digest.

Cập nhật: 01/05/2024 Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video