Bị bỏng kiêng ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho người bị bỏng

Bị bỏng kiêng ăn gì? Có rất nhiều thực phẩm được liệt vào "danh sách đen" đối với bệnh nhân gặp vết thương hở nói chung và bị bỏng nói riêng.

Tại sao bị bỏng nên ăn kiêng?

Cơ thể luôn cần nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng để chữa lành bệnh tật. Khi chữa lành vết bỏng, điều quan trọng là bạn phải làm mọi thứ có thể để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Một chế độ ăn uống đầy đủ có thể làm giảm sự mất mát của khối lượng cơ nạc, năng lượng dự trữ và protein. Nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn có thể làm chậm quá trình chữa bệnh, giảm cân quá nhiều và ức chế hệ thống miễn dịch. Đó là lí do bệnh nhân cần nhiều calo hơn bình thường khi đang trong quá trình hồi phục bị bỏng, và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.


Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương bỏng.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường yêu cầu bệnh nhân bỏng cần ăn một chế độ ăn đặc biệt càng sớm càng tốt. Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đã chỉ ra những thực phẩm nên kiêng và nên ăn khi bị bỏng, dựa vào thành phần và ảnh hưởng của chúng tới vết thương. Vậy bị bỏng kiêng ăn gì? nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bị bỏng kiêng ăn gì?

  • Đồ nếp và thịt gà: Bị bỏng kiêng ăn gì? Chắc hẳn bạn đã nghe đến việc nên kiêng đồ nếp cũng như thịt gà khi bị bỏng nói riêng và có vết thương hở nói chung. Nguyên nhân là do hai loại thực phẩm này khiến vết thương bị sưng và dễ mưng mủ, lâu lành hơi và khiến da sạm màu sau khi liền sẹo.
  • Thịt xông khói: Một trong số những thực phẩm cần tránh là thịt xông khói nói riêng và các loại thịt chế biến sẵn nói chung. Chúng làm hao hụt khoáng chất và vitamin E trong cơ thể - những chất dinh dưỡng cần thiết nhất để tái tạo mô mềm, làm liền sẹo nhanh hơn.
  • Hải sản: Vị tanh của các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, mực làm cho vết thương hở lâu lành hơn, bên cạnh đó còn khiến chúng sưng tấy, đỏ rát và mưng mủ. Vậy nên hãy kiêng hải sản vào thời gian đầu bị bỏng hoặc bị thương.
  • Rau muống: Rau muống có khả tăng kích thích sản xuất các sợi collagen khi bị thương, giúp vùng da tổn thương nhanh chóng liền lại. Tuy nhiên, cũng do đặc tính này mà sẹo sau khi liền sẽ bị lồi hoặc cứng.
  • Thịt bò: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến da liền sẹo bị sậm màu, hình thành sẹo thâm. Đó là vì thịt bò làm tăng sắc tố melanin trong da.

Bị bỏng nên ăn gì?

Nhìn chung, bệnh nhân có chế độ ăn giàu protein cũng bao gồm chất béo, cộng với bổ sung vitamin và khoáng chất.

  • Protein: Hãy đảm bảo mỗi bữa ăn chính hay bữa ăn nhẹ đều bao gồm protein. Cơ thể sau khi bị bỏng sẽ mất nhiều protein, cơ bắp sẽ biến mất khi tập trung năng lượng cho quá trình lành vết thương. Vậy nên bạn cần bổ sung protein thiếu hụt cho cơ thể.
  • Carbohydrate: Vết thương bỏng cần được cung cấp glucose từ carbohydrate để lành nhanh hơn. Carbohydrate cũng ngăn chặn tình trạng "biến mất" cơ bắp do thiếu hụt protein. Bạn có thể thêm bánh quy giòn, gạo, khoai tây hoặc đậu để bổ sung chất dinh dưỡng này.
  • Vitamin A: Đây là một trong những loại vitamin quan trọng nhất cần được bổ sung sau khi bỏng. Thực phẩm chứa vitamin A thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương, sản sinh thêm tế bào da một cách nhanh chóng. Chúng còn ngăn ngừa hình thành sẹo. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: rau xanh sẫm màu, các loại trái cây họ cam quýt, thực phẩm từ sữa...
  • Vitamin C: Vitamin C giúp tổng hợp collagen cũng như chống oxy hoá. Nó còn giúp cơ thể sản xuất thêm bạch cầu, chống lại tình trạng viêm nhiễm sau khi bỏng. Nguồn cung cấp vitamin C vô cùng phong phú, có thể dễ dàng tìm thấy trong trái cây họ nhà cam, những loại quả chua, khoai lang và khoai tây.


Hoa quả chứa rất nhiều vitamin C cần thiết cho quá trình chữa bỏng.

  • Kẽm: Chất dinh dưỡng này giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và tái tạo tế bào da. Nó có thể được tìm thấy trong các loại hải sản như tôm, cua, ốc, hàu, hoặc bí ngô.
  • Omega 3: Axit béo này giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch cũng như kháng viêm. Thực phẩm chứa nhiều Omega 3 là cá béo như cá hồi, cá thu, ... và các loại hạt.
  • Nước: Nước giúp bạn cảm thấy no và cơ thể đủ ấm. Hãy uống nhiều nước nhiều lần trong ngày. Tránh các đồ uống chứa nhiều đường hoặc calo không cần thiết.
  • Cách sơ cứu khi bị bỏng
  • Các bước sơ cứu bỏng ở trẻ em
Cập nhật: 18/12/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video