Để có thể trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên chắc chắn đã trải qua nhiều chuyện không dễ dàng.
Địa vị của phụ nữ trong xã hội phong kiến
So với thời cổ đại thì trong xã hội hiện đại, quyền lợi và địa vị xã hội của phụ nữ đã được nâng lên rất nhiều, xã hội cũng ngày càng coi trọng những cống hiến của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội.
Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Ngày nay, những việc mà nam giới làm được, phụ nữ cũng hoàn toàn có thể làm được, thậm chí còn có thể làm tốt hơn phái nam.
Không chỉ là địa vị trong xã hội, địa vị trong gia đình của chị em cũng đã được nâng lên rất nhiều, phụ nữ hiện đại ngày càng có tiếng nói trong cuộc sống gia đình.
Cũng do đó nên trong những gia đình hiện đại ngày càng xuất hiện hiện tượng những bà vợ quản lý chồng rất chặt.
Thật ra, sự xuất hiện của hiện tượng này cũng không nhất định có nghĩa là những ông chồng hiện đại sợ vợ, có thể đây cũng là cách mà họ thể hiện sự tôn trọng và yêu thương đối với người phụ nữ "đầu gối tay ấp" với mình.
Trái ngược với thời hiện đại, trong thời cổ đại, địa vị xã hội của người phụ nữ vô cùng thấp kém.
Người phụ nữ trong xã hội xưa căn bản là không có địa vị xã hội, họ không được phép tham gia vào rất nhiều chuyện. Ví dụ như việc đi học, thi trạng nguyên hoặc làm quan, phụ nữ đều không được phép tham gia.
Hình tượng Võ Tắc Thiên trên màn ảnh.
Dưới thời phong kiến, đến làm quan phụ nữ còn không được phép làm, vậy chức vị tối cao như hoàng đế họ đương nhiên càng không được phép "mơ tưởng" đến.
Các bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy rất kì lạ, trong lịch sử phong kiến Trung Quốc chẳng phải từng tồn tại một nữ hoàng đế sao? Vị nữ hoàng đế này chính là Võ Tắc Thiên.
Vậy, tại sao vẫn nói rằng trong thời cổ đại phụ nữ không thể làm hoàng đế?
Con đường xưng đế đầy trắc trở của Võ Tắc Thiên
Trong lịch sử, Võ Tắc Thiên đúng là đã tổ chức một buổi lễ đăng cơ xưng đế vô cùng đàng hoàng và long trọng, vậy nhưng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, ngoài bà ra, hoàn toàn không có một nữ hoàng thứ hai.
Và để có thể ngồi lên được vị trí tối cao đó, Võ Tắc Thiên cũng đã phải bày ra đủ những thủ đoạn, mưu kế.
Vậy, rốt cuộc là thủ đoạn cao siêu nào đã giúp Võ Tắc Thiên hoàn thành được giấc mộng đế vương của mình?
Sau khi Đường Cao Tông qua đời, mọi quyền lực trong triều đều rơi vào tay Võ Tắc Thiên. Tuy rằng khi ấy Võ Tắc Thiên vẫn chưa trở thành hoàng đế, nhưng khi nhìn vào quyền lực mà bà nắm giữ, thì quả thực bà cũng không khác một hoàng đế là bao.
Sau khi Đường Cao Tông qua đời, mọi quyền lực trong triều đều rơi vào tay Võ Tắc Thiên. (Ảnh minh họa).
Võ Tắc Thiên vẫn luôn muốn xưng đế, nhưng lại gặp phải sự phản đối từ đại bộ phận những triều thần trong triều.
Cũng vì chuyện này mà bà đã lần lượt xử chết rất nhiều những người phản đối bà, đặc biệt là với những kẻ phản đối là thành viên trong hoàng gia sẽ càng nhận được sự "chăm sóc" đặc biệt.
Võ Tắc Thiên đã bày mưu để cho cháu trai của mình tạo ra một tấm bia bằng bạch ngọc, trên tấm bia có khắc 8 chữ "Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xương đế nghiệp".
Sau đó bà đã truyền thông tin ra bên ngoài rằng, cháu trai của bà nhặt được một tấm bia "thần bí" ở dưới lòng sông và dâng lên cho bà, nội dung của 8 chữ khắc trên tấm bia ám chỉ việc trời xanh chỉ định Võ Tắc Thiên làm hoàng đế.
Mục đích của Võ Tắc Thiên là muốn nhận được sự công nhận từ những đại thần.
Thế nhưng đáng tiếc là mọi công sức tính kế của Võ Tắc Thiên đều uổng phí vì những đại thần trong triều căn bản không tin vào câu chuyện về tấm bia "thần bí" mà Võ Tắc Thiên truyền ra, cũng quyết không thừa nhận và khuất phục trước bà.
Thậm chí có người còn chế giễu Võ Tắc Thiên là "gà mái biết gáy", tức muốn nói việc Võ Tắc Thiên muốn xưng đế cũng giống như việc gà mái đột nhiên biết gáy, điều này là trái ngược với quy luật tự nhiên, ắt sẽ là điềm dữ.
Câu châm biếm của người này đã làm cho Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận.
Hình ảnh Võ Tắc Thiên trên phim do nữ diễn viên Phạm Băng Băng thủ vai.
1 chữ giúp Võ Tắc Thiên dẹp bỏ hết rèm pha của các đại thần và xưng đế thành công
Trong số những đại thần phản đối Võ Tắc Thiên xưng đế ấy, vẫn có một số người bày tỏ sự ủng hộ đối với bà, trong đó có một người tên là Tông Tần Khách. Chính nhân vật này đã dốc sức trợ giúp Võ Tắc Thiên trong hành trình bà xưng đế.
Tông Tần Khách hiểu rất rõ nguyên nhân mà các đại thần phản đối việc Võ Tắc Thiên làm hoàng đế. Họ cho rằng nữ nhân làm hoàng đế là một chuyện âm dương đảo lộn, không bình thường, không hợp với lễ nghĩa.
Khi đã nắm bắt và hiểu rõ được tâm lý này của những đại thần, Tông Tần Khách bắt đầu "ra tay" suy tính, nỗ lực thay đổi suy nghĩ của họ.
Sau một thời gian "căng não" suy nghĩ, cuối cùng Tông Tần Khách đã nghĩ ra được một cách. Đó là, sẽ thông qua một "con chữ" hoàn toàn mới mà bản thân tự tạo ra để thay đổi định kiến của những đại thần, chữ này là chữ "chiếu" (曌).
Vậy, chữ này có ý nghĩa như thế nào mà có khả năng thay đổi được định kiến bấy lâu nay của những đại thần trong việc phản đối Võ Tắc Thiên làm hoàng đế?
Sau khi đổi tên Võ Tắc Thiên đã xưng đế thành công. (Ảnh minh họa).
Quan sát chữ này có thể thấy được, phía trên của chữ là chữ "nhật" (日) – mặt trời và chữ "nguyệt" (月) – mặt trăng, phía dưới là chữ "không"( 空) – bầu trời. Tổng kết lại, chữ "chiếu" (曌) này chính là chỉ mặt trời và mặt trăng trên không trung.
Và ý nghĩa sâu sắc ẩn sau mặt chữ của chữ "chiếu" (曌) mới thật sự khiến người người phải suy ngẫm.
Người cổ đại cho rằng, mặt trời (nhật- 日) thuộc về phái "dương", còn mặt trăng (nguyệt - 月) thuộc về phái "âm". Ban ngày, mặt trời phụ trách chiếu rọi vạn vật trên mặt đất, còn về đêm "nhiệm vụ" này thuộc về mặt trăng.
Tương đương với quan điểm này là một quan điểm khác, đó là nam thuộc phái dương, còn nữ thuộc phái âm.
Như vậy, chữ "chiếu" (曌) mà Tông Tần Khách tạo ra vừa có "dương" lại vừa có "âm", sẽ đồng thời tạo ra một ánh sáng chói lọi chiếu sáng đến khắp mọi nơi trên mặt đất. Đây quả là một tầng ý nghĩa bất phàm!
Sau một thời gian dày công suy nghĩ tạo ra, Tông Tần Khách đã dâng chữ này lên cho Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên vô cùng yêu thích "đứa con tinh thần" này của Tông Tần Khách, lập tức dựa vào kiến nghị của Tông Tần Khách, đổi tên mình thành "Võ Chiếu" để thể hiện địa vị thần thánh, thiêng liêng của bản thân.
Sau động thái này của Võ Tắc Thiên cũng những hành động dứt khoát không kiêng nể với phe đối lập, các đại thần trong triều khi đấy đã phải im miệng, không dám hé nửa lời.
Và cũng kể từ đó, không ai dám chế giễu Võ Tắc Thiên là "gà mái biết gáy" nữa. Bà đã thuận lợi đăng cơ, trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.