Bi kịch do kết hôn cùng dòng máu

Vợ chồng Chacles - Lavinia (Mỹ) cao chưa tới 1 mét. Bố mẹ họ đều có chiều cao hoàn toàn bình thường. Điểm giống nhau giữa hai cặp thông gia này là họ đều kết hôn với anh em con chú con bác.

Giới tính và sự thông minh của họ vẫn hoàn toàn bình thường. Lavinia trước đây từng làm nghề dạy học.

Bố của Chacles Stretton là một người rất sùng đạo. Ông coi cậu con trai lùn của mình là cơn thịnh nộ của Chúa vì ông đã cưới người chị em con bác của mình. Thông gia của ông, bố mẹ cô dâu Lavinia, cũng là anh chị em con chú con bác lấy nhau. Tuy tầm vóc bình thường như mọi người nhưng 2 trong số 9 người con của họ là người "tí hon".

Cặp vợ chồng Chacles - Lavinia bị lùn là do rối loạn di truyền hoóc môn sinh trưởng tuyến yên, một bệnh mà bố mẹ họ đều mang “gene lặn”, thừa hưởng chung từ một cội nguồn ông bà, cụ kỵ...

Hiện tượng cha mẹ cao sinh con lùn do kết hôn cận huyết cũng được ghi nhận ở Trung Quốc. Một gia đình ở tỉnh Quý Châu có đời ông và đời cha đều lấy em gái làm vợ. Đến đời con, cả 4 anh em đều bị lùn: Anh cả Trần Trung Viễn có chiều cao khá nhất: 105 cm, thấp nhất là người em gái thứ ba, chỉ 72 cm. Họ đi lại rất khó khăn, không có khả năng lao động và tư duy.

Cộng đồng người Ma Thoa ở thung lũng Lô Cô Hồ, một nơi hẻo lánh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vẫn còn lưu giữ kiểu gia đình thị tộc mẫu hệ hết sức cổ xưa. Đến năm 1986, dân tộc này chỉ có chưa đầy 10.000 người sống cách biệt trên cao nguyên Vân Quý trong một địa bàn được mệnh danh là “vương quốc đàn bà”. Người phụ nữ đứng đầu mỗi gia đình chỉ truyền lại địa vị của mình cho người con gái lớn nhất. Quan hệ tính giao của người Ma Thoa có thể diễn ra giữa các cặp con cái cùng cha khác mẹ và thậm chí giữa cha và con (riêng việc quan hệ tình dục giữa con cái cùng mẹ khác cha thì bị cấm). Tập quán này đã dẫn đến sự thoái hóa về nòi giống, tỷ lệ trẻ chết yểu cao, nhiều trường hợp quái thai.

Viện Hôn nhân gia đình tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) cũng từng điều tra hơn 1.440 hộ gia đình nông dân ở 6 vùng và nhận thấy, tuyệt đại đa số kết hôn trong phạm vi 25 km2, hơn một nửa kết hôn trong xã. Ở những địa phương này, một làng, xã có vài chục hộ, vài trăm hộ gia đình sinh sống đời này qua đời khác và kết hôn trong phạm vi hẹp. Quan hệ gia tộc giữa họ ngày càng gần. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ số hộ gia đình có người ngu đần, trí tuệ chậm phát triển ở đây cao hơn các địa phương khác.

Các thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong ở trẻ em do hôn nhân cùng dòng máu cao hơn bình thường. Những đứa trẻ này thường mắc các bệnh tật bẩm sinh như: teo cơ, điếc, biến dạng xương, đần độn... Họ hàng càng gần, nguy cơ sinh con mắc bệnh bẩm sinh và dị tật càng cao.

Mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả bệnh lý. Bệnh bạch tạng là một ví dụ. Khi gene này chỉ được truyền từ bố hoặc mẹ (hai người đều có vẻ ngoài bình thường) thì đứa con không bị bạch tạng. Các dấu hiệu bên ngoài của bệnh bạch tạng ở đứa con không xuất hiện. Nếu bạn đời của người này cũng giống như vậy thì con cái của họ sẽ nhận được gene bạch tạng từ cả bố và mẹ, bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài. Tình trạng gene lặn bệnh lý gặp nhau này rất hay xảy ra ở các trường hợp kết hôn cận huyết. Họ hàng càng gần, khả năng 2 gene lặn bệnh lý gặp nhau càng cao.

BS.Vũ Định

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video