Bí mật ẩn sau loài rắn được xem là thần dược cho đàn ông Nhật Bản

Không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản bởi nọc độc cực mạnh và vô cùng nguy hiểm, rắn đỏ Mamushi còn được biết đến nhờ đặc tính sinh sản độc đáo, mang đến dược tính cao, tác dụng quý trong các bài thuốc đông y dành cho nam giới.

Noãn thai sinh - phương thức sinh sản khác biệt của rắn đỏ Mamushi

Nếu các loài rắn thông thường khác sinh sản bằng cách đẻ trứng và thụ tinh ngoài, thì rắn đỏ Mamushi lại có một phương thức sinh sản hoàn toàn khác biệt, là đẻ trứng thai, hay khoa học còn gọi là noãn thai sinh. Có nghĩa là, rắn đỏ Mamushi mang thai và đẻ ra con rắn non. Với phương thức sinh sản này, rắn đỏ Mamushi được các chuyên gia Đông y đánh giá cao hơn hẳn so với những loài rắn khác.


Rắn đỏ Mamushi - một trong những loài rắn độc Nhật Bản có dược tính quý.

Noãn thai sinh là phương thức sinh sản độc đáo của một số ít loài động vật. Cụ thể, sau khi thụ tinh, phôi sẽ được hình thành và phát triển ngay bên trong trứng, nằm ở ống dẫn trứng trong cơ thể của mẹ, cho đến khi trứng nở thành con. Điểm đáng lưu ý là, quá trình phát triển thành con, phôi lấy chất dinh dưỡng dự trữ từ noãn hoàng mà không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ cơ thể mẹ, và đương nhiên cũng không có sự trao đổi hô hấp giữa cơ thể mẹ và phôi.

Đặc biệt ở rắn đỏ Mamushi, các nhà khoa học quan sát được rằng, con cái có túi đựng tinh trùng trong ống dẫn trứng, giúp loài rắn này có khả năng sinh sản con liên tục trong vòng 3 năm sau khi giao phối.


Tập tính sinh sản độc đáo khiến rắn đỏ Mamushi có nhiều dược tính quý.

Những nghiên cứu về tập tính sinh sản của loài rắn đỏ Mamushi cho thấy, mùa giao phối của chúng là vào khoảng cuối tháng 8 đến tháng 9. Sau cuộc giao phối, tinh trùng của rắn đực sẽ được lưu trữ trong ống dẫn trứng rắn cái. Với tập tính thụ tinh trì hoãn, thì mãi đến tháng 6 năm sau, tinh trùng và trứng của rắn đỏ Mamushi mới bắt đầu thụ tinh ngay trong cơ thể của rắn cái. Thời gian mang thai của loài rắn đỏ Mamushi là khoảng 90 ngày, mỗi lần sinh ra từ 2-13 con rắn Mamushi non.

Tính bổ thận sinh tinh của loài rắn đỏ Mamushi

Các nhà khoa học nhận định, với phương thức noãn thai sinh hoàn toàn khác biệt với các loài rắn khác đã giúp rắn đỏ Mamushi mang ưu điểm vượt trội là đảm bảo tỷ lệ thụ tinh thành công cao và nâng cao khả năng sống sót cho con non hơn nhiều lần so với việc đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Cũng nhờ vậy, loài rắn đỏ Mamushi chứa đựng dược tính ấn tượng trong các phương thuốc Đông y, đặc biệt là những bài thuốc dành riêng cho nam giới.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, rắn đỏ Mamushi chứa nhiều loại protein cấu thành nên axit amin, giúp cân bằng rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, loài rắn này được biết đến rộng rãi với nhiều công dụng khác nhau, như tăng cường sinh lực, bổ thận sinh tinh, tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng gan, cao huyết áp, kháng viêm, làm tan máu bầm, phục hồi sự mệt mỏi suy nhược của cơ thể...

Trong y học dân gian cổ truyền phương Đông, các bộ phận của rắn đỏ Mamushi thường được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như thân rắn khô, mật rắn khô, mắt rắn tươi, và thậm chí là rắn tươi nguyên con. Với nhiều tác dụng quý, hiệu quả dược tính cao như vậy, rắn đỏ Mamushi cũng được sử dụng dưới nhiều phương thức khác nhau, như ngâm rượu, sấy khô, tán nhuyễn, sắc uống hoặc dùng là thành phần phần trong nước tăng lực.

Ngày nay, sự phát triển của y học hiện đại và công nghệ bào chế tiên tiến của Nhật Bản đã giúp chiết xuất những thành phần tinh túy nhất từ rắn đỏ Mamushi và đưa vào các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sinh lý cho nam giới nhằm nâng cao sức khỏe sinh lực và tinh thần của phái mạnh.

Cập nhật: 11/07/2020 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video