"Bí mật" bất ngờ của mũi người

Không chỉ ngửi, mũi người còn đảm nhiệm nhiều vai trò bất ngờ khác.

Cơ quan nhạy cảm nhất

Khứu giác là giác quan nhạy cảm nhất trong các giác quan con người. Sau một năm không tiếp xúc một mùi hương nào đó, con người vẫn có thể nhớ chính xác 65% trong khi thị giác chỉ có thể nhớ được 50% sau 3 tháng.

Giác quan phát triển sớm nhất

Những cảm giác về mùi là cảm giác đầu tiên con người sở hữu trong số tất cả các giác quan. Ngay cả trước khi sinh ra, đứa bé đã hình thành đầy đủ cảm giác về mùi và hoạt động từ rất sớm.

Ở nữ giới, mũi phát triển đến khoảng 15-17 tuổi còn nam giới đến khoảng 17-19 tuổi.

Phụ nữ cảm giác về mùi mạnh hơn

Khứu giác ở phụ nữ mạnh hơn nhiều so với nam giới, đặc biệt cao "ngất" trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt và đạt đỉnh trong giai đoạn sinh sản.

Khả năng cảm nhận mùi thay đổi theo mùa

Nhìn chung khứu giác con người hoạt động tốt hơn vào mùa xuân và mùa hè, do độ ẩm cao trong không khí cao hơn.

Ngoài ra chúng ta cũng có khả năng đặc biệt cảm nhận mùi mạnh hơn sau khi tập thể dục do tăng độ ẩm ở mũi.

Ít tế bào khứu giác hơn động vật

Con người có 5-6 triệu tế bào phát hiện mùi nhưng thỏ có 100 triệu và chó có đến 220 triệu.

Khứu giác mất dần khi qua 65 tuổi

Nhìn chung chúng ta sẽ giảm dần khả năng khứu giác sau 65 tuổi và chỉ còn hiệu suất khoảng 50% khi đến tuổi 80.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đa số người già thường thích những món ăn đơn giản hơn.

Có thể phân biệt nghìn tỉ mùi hương

Nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu khứu giác tại ĐH Rockefeller, New York (Mỹ) cho thấy mũi người có khoảng 400 loại thụ cảm mùi hương và có thể phân biệt được ít nhất 1 nghìn tỉ mùi khác nhau theo một nghiên cứu.

Trước đây các nhà khoa học đã dự đoán rằng con người chỉ có thể cảm nhận 10.000 mùi hương.

Mùi của một em bé sơ sinh gây nghiện

Một nghiên cứu cho thấy ngửi mùi hương của một trẻ sơ sinh gây nên cảm giác khoái cảm trong não người và kích thích sản sinh dopamine - một chất truyền thần kinh được tiết ra khi bạn có quan hệ tình dục, ăn thức ăn ngon hoặc dùng thuốc gây nghiện.

Có lẽ đây cũng là lí do khiến nhiều người cứ nhìn em bé sơ sinh là muốn… hôn.

Tốc độ hắt hơi nhanh hơn mô tô

Hắt hơi là một phản xạ tự nhiên phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng, thường gây ra bởi sự kích thích niêm mạc mũi của các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể.

Hắt hơi có thể đi với tốc độ hơn… 150km/h và lượng nước bọt phun ra sau một cái hắt hơi có thể đi xa tới 1,5m.

Một cái hắt hơi duy nhất cũng có thể đẩy khoảng 100.000 vi trùng vào trong không khí. Ngoài ra, mũi người cũng là máy lọc không khí tốt nhất. Lông mũi con người đóng vai trò ngăn chặn hàng ngàn vi khuẩn và bụi bẩn.

Giác quan gắn liền với trí nhớ

Nghiên cứu chỉ ra rằng khứu giác liên kết chặt chẽ với cảm xúc. 75% cảm xúc niềm vui, hạnh phúc, cảm xúc và trí nhớ được lưu trữ và kích hoạt thông qua khứu giác.

Khứu giác là giác quan duy nhất trong 5 giác quan người tiếp xúc trực tiếp với hồi hải mã (hippocampus) - phần trong bộ não chịu trách nhiệm hành thành trí nhớ.

Đặc biệt, một trong những mùi gợi cảm nhất từ thời thơ ấu mà mỗi chúng ta đều nhớ chính là mùi bút chì màu.

Tạo cảm xúc thăng hoa

Con người tiết ra pheromone - một loại hóa chất chỉ tiết ra khi tiếp xúc với người khác giới trong đó lỗ mũi người không những rất giàu pheromone mà còn có thể cảm nhận được pheromone của người khác giới.

Theo các chuyên gia, chính pheromone trong mũi này giúp con người có thể ngửi được "mùi hạnh phúc" của đồng loại khi 2 người ở cạnh nhau, ví dụ như cảm nhận được cảm giác âu yếm hay những nụ hôn lãng mạn.

Cập nhật: 09/04/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video