Bí mật khả năng truyền âm kỳ diệu của nhà hát Hy Lạp

Âm thanh ở nhà hát cổ đại Hy lạp danh tiếng Epidaurus thật tuyệt vời: Tiếng hát của một diễn viên đứng trên sân khấu mở có thể được nghe ở những hàng ghế cách đó 60 mét.

Các kiến trúc sư và khảo cổ gia từ lâu đã phỏng đoán về bí quyết làm nên sự truyền âm lạ lùng này. Mới đây, một nghiên cứu tiết lộ nó có được là nhờ việc nhờ khai thác đặc tính vật lý phức tạp của âm học.

Nhà hát Epidaurus được khám phá dưới một lớp đất trên bán đảo Peloponnese vào năm 1881, và được khai quật sau đó. Nó có hình bán nguyệt cổ điển của một nhà hát giảng đường Hy Lạp, với 34 hàng ghế ngồi bằng đá (sau được người La Mã bổ sung thêm 21 hàng).

Âm thanh ở đây được truyền cực tốt. Tiếng hát không micro của một diễn viên trên sân khấu thoáng có thể được thính giả ở những hàng ghế sau cách đó 60 mét nghe thấy. 

Mới đây, Nico Declercq và Cindy Dekeyser từ Viện công nghệ Georgia ở Atlanta cho biết chìa khóa của nó là sự xắp xếp các hàng ghế ngồi theo bậc thang. Theo tính toán của họ, cấu trúc này là hình dáng hoàn hảo cho việc lọc âm, khử nhiễu các âm thanh tần số thấp (là thành phần chính của tiếng ồn nền trong nhà hát) đồng thời khuếch đại giọng có tần số cao của diễn viên.

Declercq không biết liệu đặc tính này được tạo ra cố ý hay vô tình trong quá trình thiết kế. Nhưng dù thế nào, ông vẫn cho rằng người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đánh giá đúng khả năng truyền âm của nhà hát Epidaurus và copy chúng cho những nơi khác.


Trong nhà hát Epidaurus: thính giả có thể nghe thấy tiếng diễn viên
ở cách đó 60m trong ngày không có gió. (Ảnh: uni.edu)

T. An

Theo Nature, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video