Bí mật trong sữa ong chúa giúp nhanh chóng làm liền vết thương

Trong hàng ngàn năm, mật ong đã được đánh giá cao về khả năng sát trùng. Và hiện tại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người em họ ít được biết đến của nó - sữa ong chúa, có các phân tử đặc biệt giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

Những con ong mật thực sự là siêu anh hùng chăm chỉ của thế giới côn trùng. Chúng không những giúp mùa màng tươi tốt vì thụ phấn cho nhiều loại cây trồng mà còn tạo ra vô số các chất có lợi, như mật ong và sáp ong, và bây giờ là “thuốc”.

Sữa ong chúa là thực phẩm mà ong thợ tạo ra để làm thức ăn cho tất cả các ấu trùng, đặc biệt là ong chúa. Trong khi ong chúa đang phát triển, chúng như “bơi” trong một cái hồ chứa đầy sữa ong chúa. Con người đã tìm ra cách để kích thích việc sản xuất ấu trùng ong chúa để có thể thu hoạch sữa ong chúa.

Sữa trắng có chất kết dính là một trong những sản phẩm có nguồn gốc từ ong mà bạn có thể tìm thấy ở nhiều cửa hàng thực phẩm cho sức khỏe - mặc dù vậy sự thật về việc sữa ong chúa là chất bổ sung thực phẩm có lợi vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Nhưng có một số bằng chứng cho thấy sữa ong chúa vừa có tính sát khuẩn vừa thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân cho điều này.

Cuối cùng, một nhóm nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Slovak đã phát hiện ra: phân tử trong sữa ong chúa có khả năng giúp tế bào da tự tổ chức lại và làm liền vết thương.


Sữa ong chúa giúp phục hồi vết thương. (Ảnh: Wikimedia).

Khi da bị tổn thương, hai loại tế bào chính cần phải hoạt động để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Đó là những nguyên bào sợi và keratinocytes – có thể tạo ra các phân tử đẩy nhanh sự gia tăng tế bào mới mà da sử dụng để phục hồi những tổn thương.

Các phân tử được tìm thấy trong sữa ong chúa này là một peptide gọi là defensin-1. Nó nằm trong nhóm các protein kháng khuẩn nhỏ được tìm thấy trong thực vật và động vật, bao gồm cả con người.

Peptide defensin-1 đặc biệt làm gia tăng việc sản sinh ra enzyme gọi là MMP-9 - đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại “ma trận” tế bào trong da.

Trong các nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã điều tra một loại protein khác mà họ nghĩ là có tác dụng làm lành vết thương nhanh hơn, nhưng nó không thúc đẩy quá trình sản sinh ra enzym hữu ích trong keratinocyt của người.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong bài báo cáo: "Một ứng viên tiềm năng có khả năng tham gia vào việc chữa lành vết thương là MRJP1, đó là loại protein có ở mức đậm đặc trong sữa ong chúa và mật ong”.

Trái lại, khi các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên defensin-1, họ thấy nó làm tăng đáng kể việc sản xuất ra MMP-9. Nhóm nghiên cứu viết: "Tương tự như MRJP1, defensin-1 thì phổ biến nhưng trong sữa ong chúa và mật ong, số lượng của chúng có sự biến đổi”.

Sau khi tách peptide này ra và thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát tính năng của nó trên các vết thương thực tế. Họ gây mê và làm bị thương 20 con chuột, mỗi con bị thương 4 chỗ ở lưng.

Vết thương thứ nhất được điều trị bằng một loại thuốc mỡ sữa ong chúa, cái thứ hai là bằng một loại thuốc mỡ defensin-1. Một loại thuốc được sử dụng chỉ với chất gel trung tính được sử dụng cho vết thương thứ ba, còn vết thương cuối cùng không được điều trị.

Sau 15 ngày, có sự khác biệt đáng kể về tốc độ hồi phục của các vết thương. Cả sữa ong chúa và thuốc mỡ defensin-1 đã giúp vết thương khép lại, trong khi vết thương thứ ba vẫn còn hở một phần.

Các nhà nghiên cứu kết luận: "Bắt đầu chữa trị cùng một thời điểm, đến hiện tại các phân tích mô học cho thấy sữa ong chúa cũng như defensin-1 thúc đẩy việc tái tạo biểu mô trên bề mặt vết thương và sự hình thành sẹo ở lớp hạ bì”.

Nhưng lượng defensin-1 trong sữa ong chúa và mật ong rất khác nhau, vì vậy nó không có nghĩa là có thể dùng những chất này để giảm bớt những vết cắt và vết xước. Đặc biệt, chất này cũng có thể gây ra dị ứng.

Tuy nhiên, đây vẫn là một phát hiện hữu ích mở đường cho việc tạo ra loại thuốc điều trị vết thương hiệu quả cho con người trong tương lai không xa.

Cập nhật: 21/08/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video