Biến chứng ở mắt do sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng được xem như một dị vật đối với mắt, dù ít hay nhiều cũng làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng. Tuy nhiên những biến chứng do đeo kính tiếp xúc (ktx) thường nhẹ có thể điều trị khỏi và thường không để lại biến chứng.

Cách hữu hiệu nhất để đối phó với những biến chứng của kính áp tròng là phòng ngừa không để nó xảy ra.

Chọn kính phù hợp

Trên thị trường hiện nay, thường hiện diện chủ yếu các loại kính áp tròng mềm, vì loại này thường dễ lắp đặt, tạo cảm giác dễ chịu tức thì cho người đeo. Tuy nhiên để chọn kính có bán kính độ cong phù hợp nhất cho bệnh nhân thì phương pháp sử dụng bộ thử là chính xác nhất.

Còn loại kính áp tròng cứng thấm khí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để chọn lựa và lắp đặt kính thích hợp như phù hợp với bán kính độ cong của giác mạc, các thông số kỹ thuật khác để không gây tác hại về sau.


Kính áp tròng mềm có đường kính lớn hơn đường kính giác mạc nên thường hay gây biến chứng.

Loại kính cứng thấm khí cũng đòi hỏi chọn kính phù hợp theo phương pháp lắp kính thử (do đó phải có bộ thử), mặt khác loại kính này thường không cho cảm giác dễ chịu tức thì thường phải mất 2 đến 3 tuần lễ để thích nghi. Tuy nhiên do đặc tính là kính áp tròng mềm có đường kính lớn hơn đường kính giác mạc nên thường hay gây biến chứng hơn.

Các biến chứng thường gặp

1. Thiếu oxy giác mạc

Các chất liệu làm kính áp tròng mềm thông thường chỉ đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho giác mạc khi mắt hoạt động chứ không thể đảm bảo lượng oxy khi ngủ. Các kính áp tròng có công suất cao (cận ,viễn nặng) hoặc kính loạn thị thường có thể làm giảm lượng oxy vào mắt nhiều hơn. Các chất liệu truyền thống làm kính áp tròng thường không cho phép đeo kính ngủ qua đêm.

2. Tân mạch giác mạc

Đây là biến chứng thường gặp của thiếu oxy giác mạc mạn tính do kính áp tròng (nhất là các loại kính áp tròng có chỉ số thấm khí thấp).

Thường tân mạch xuất hiện nhiều hơn ở vùng rìa cực trên giác mạc.

Nếu tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì bệnh nhân cần ngưng đeo kính ngay và nếu muốn tiếp tục đeo phải chuyển qua loại kính làm bằng chất liệu mới có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho mắt ngay cả khi ngủ như: Silicon Hydrogel.

3. Thay đổi độ cong giác mạc

Việc đeo kính áp tròng có thể gây biến dạng và thay đổi độ cong giác mạc. Nguyên nhân có thể do thiếu oxy giác mạc, hoặc do đeo kính áp tròng có bán kính cong không phù hợp với độ cong giác mạc. Điều này sẽ dẫn tới cảm giác mờ khi đeo kính gọng sau đó.

4. Viêm kết mạc

Kính áp tròng mềm có đặc tính ngậm nước do đó thường chứa cả các tác nhân hóa học gây mẫn cảm.

Các bệnh nhân đeo kính áp tròng mềm có nguy cơ giảm cảm giác và có các phản ứng dị ứng với độc chất. Tất cả các chất bảo quản và chất hóa học có tác dụng sát khuẩn đều có thể gây phản ứng mẫn cảm và đôi khi gây ra tăng sản hột. Thimerosal là chất bảo quản độc hại nhất..

5. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ

Đây là tình trạng viêm kết mạc nhú gai ở sụn mi trên. Thường gặp ở cả 2 mắt nhưng đôi khi cũng ở trên 1 mắt, thường gặp ở người đeo kính tiếp xúc (KTX) mềm hơn là KTX cứng thấm khí. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ có nguyên nhân từ phản ứng miễn dịch liên quan đến việc sử dụng thuốc, nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ những cọ sát mãn tính lên kết mạc sụn.

Bước đầu tiên trong việc điều trị viêm kết mạc nhú gai khổng lồ là loại bỏ tác nhân gây ra nó. Nên ngừng đeo KTX cho đến khi tình trạng viêm đã được điều trị khỏi..

6. Viêm giác mạc

Thường là các viêm giác mạc chấm nông, nếu nhẹ thường không có triệu chứng gì khi khám bằng sinh hiển vi thường có bắt màu nhẹ.

Viêm giác mạc do vi khuẩn thường gặp ở những người đeo KTX mềm hơn là kính cứng thấm khí và nguy cơ này sẽ tăng gấp 10-20 lần nếu đeo kính qua đêm.

Việc đeo kính qua đêm thường làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, thâm nhiễm ở vùng rìa giác mạc, và hội chứng mắt đỏ cấp tính. Các tình trạng trên kết hợp với sự hiện diện của vi khuẩn gram âm gây ra phản ứng viêm. Việc đeo KTX mềm cũng có nguy cơ bị nhiễm Acanthamoeba có thể gây viêm hủy hoại giác mạc. Không nên để KTX mềm tiếp xúc với nước chưa tiệt trùng như: nước đóng chai, nước máy, nước sông hồ.


Khô mắt có thể xảy ra khi đeo kính áp tròng.

7. Triệu chứng khô mắt khi đeo KTX

Khô mắt có thể xảy ra khi đeo KTX, có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do chất lượng nước mắt kém và tình trạng này trở nên khó chịu hơn khi đeo kính tiếp xúc nhất là khi đeo kính tiếp xúc mềm ngậm nước. Bệnh nhân hay than phiền: cộm xốn, khó chịu, mờ mắt nhất là vào cuối ngày. Có thể xử lý bằng cách cho bổ sung thêm nước mắt nhân tạo (tốt nhất là các loại không có chất bảo quản). Triệu chứng này có thể giải quyết bằng cách chuyển qua đeo kính bằng chất liệu Silicone Hydrogel.

8. Nhiễm trùng

Đây là biến chứng thường gặp nhất và trong những trường hợp nặng có thể đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Tác nhân gây ra nhiễm trùng có thể là vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng (đặc biệt là amip).

9. Thủng giác mạc

Kính áp tròng có màu thường có các thành phần hóa học quá mức, lại kết hợp với các thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết có thể gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm cho mắt bị biến dạng và nhiễm trùng mắt, gây các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt và có nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn. Không những vậy, màu của kính áp tròng còn làm giảm tầm nhìn của mắt vì phụ thuộc vào vật liệu của kính áp tròng.

10. Giảm sức đề kháng của mắt

Màn kính áp tròng có thể làm giảm mối liên hệ của giác mạc với không khí. Mắt cũng giống như cơ thể con người, cũng cần được cung cấp oxy. Nếu sự tiếp xúc giữa mắt và không khí bị cản trở sẽ dẫn tới thiếu oxy, làm mỏi mắt và giảm sức đề kháng của mắt.

Một vài lời khuyên

  • Rửa tay sạch và lau bằng khăn khô sạch trước khi tháo hoặc lắp kính vào mắt.
  • Nên làm động tác chà xát kính và tráng rửa kính kỹ. Ngâm kính trong dung dịch bảo quản đủ thời gian trước khi đeo vào mắt.
  • Nên đổ hết nước trong khay đựng kính mỗi khi ta đeo kính vào mắt. Sau đó lau khô, mở nắp và để nơi thoáng sạch. Nên thay khay đựng kính mỗi tháng.
  • Thay kính đúng hạn định (không nên đeo quá thời hạn dù chưa có gì khó chịu xảy ra).
  • Ngưng đeo kính tiếp xúc ngay khi có các triệu chứng: mắt đỏ, mắt mờ, hoặc có cảm giác cộm xốn khó chịu và đi khám ngay tại bác sĩ nhãn khoa.
  • Nên có một cặp kính gọng để đeo khi về nhà hoặc những khi mắt bị viêm. Đối với các loại kính áp tròng làm bằng chất liệu thông thường (không phải là Silicone Hydrogel) thì thời gian đeo mỗi ngày không quá 8 giờ sau đó cần tháo kính ra và đeo kính gọng để cho mắt nghỉ ngơi.
  • Cần tái khám định kỳ: Sau 1 tháng đối với lần đeo đầu tiên, và mỗi 6 tháng đối với những lần kế tiếp.

Kính áp tròng có khả năng phóng to khi nháy mắt

Hàn Quốc thử nghiệm thành công kính áp tròng thông minh, ước mơ "thần nhãn" sắp thành hiện thực

Cập nhật: 26/02/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video