Thác nước này được mệnh danh là cao nhất thế giới, lưu lượng gần bằng 25 lần của sông Amazon nhưng đáng tiếc rằng để chiêm ngưỡng tận mắt nó rất khó.
Nếu ai đó hỏi rằng đâu là thác nước cao nhất thế giới thì hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới thác Angel ở Venezuela. Thế nhưng, nó có thực cao nhất thế giới không?
Nói chính xác thì thác Angel ở Venezuela không phải là cao nhất thế giới. (Ảnh: Baidu)
Chính xác mà nói, thác Angel được coi là thác nước cao nhất ở trên cạn. Còn trên thực tế, bên dưới nhiều vùng biển vẫn có rất nhiều thác nước mà không phải ai cũng biết. Nếu xét cả những thác nước này thì Angel không thể giữ vững ngôi đầu bảng nữa. Thay vào đó, một thác nước nằm ở dưới eo biển Đan Mạch mới là thác nước dưới nước cao nhất thế giới. Thậm chí, thác nước này còn được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công nhận kỷ lục. Vậy đó là thác nước nào?
Thác nước "ẩn mình"
Vị trí của thác nước này nằm ở giữa phía tây của eo biển Đan Mạch thuộc Đại Tây Dương, trên vòng Bắc Cực giữa Iceland và Greenland. Thác nước khổng lồ này được các nhà khoa học đặt tên là Denmark Strait cataract (Thác nước eo biển Đan Mạch). Ngoài ra, nó còn được gọi với tên gọi khác là vết đục thuỷ tinh thể ở eo biển Đan Mạch.
Thác nước eo biển Đan Mạch được xác nhận kỷ lục là thác nước dưới nước cao nhất thế giới. (Ảnh: Baidu)
Vào ngày 10 tháng 4 năm 2021, căn cứ vào đề cử kỷ lục thế giới từ Viện Kỷ lục châu Âu (Europe Records Institute – EURI) và quyết định số WK/USA.INDIA/679/2021/No.135, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công bố thác nước Denmark Strait là thác nước dưới nước cao nhất thế giới vào ngày 10 tháng 4 năm 2021.
Thác nước này có chiều rộng khoảng 200m. Nước của nó đổ xuống 3.505 m từ biển Greenland xuống biển Irminger, tức là nó cao gấp 3 lần thác Angel. Trung bình mỗi giây chảy được 5 triệu mét khối nước, gấp gần 25 lần lưu lượng của sông Amazon.
Từ cách đây hơn 100 năm, các nhà khoa học đã phát hiện ra những thác nước khổng lồ dưới một số đại dương. Nhưng mãi tới sau những năm 1960, khi khoa học phát triển mạnh, họ mới bắt đầu tiến hành các nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này.
Trong một lần đo tốc độ dòng nước biển, các nhà hải dương học của Greenland tình cờ phát hiện ra thác nước ngầm đại dương này (Ảnh: Baidu)
Trong một lần đo tốc độ dòng nước biển trên một tuyến đường thuỷ ngoài khơi biển Greenland, một nhóm các nhà hải dương học của Greenland tình cờ phát hiện ra thác eo biển Đan Mạch ẩn mình dưới đáy biển. Khi đó, họ đang thả đồng hồ đo dòng điện xuống đáy biển thì nhận ra dòng điện hiển thị rất hỗn loạn.
Sau khi tính toán và quan sát thực tế, họ nhận ra rằng dòng điện nơi này hỗn loạn là do nước biển gây ra. Từ các vách đá dưới đáy biển họ tìm ra một thác nước khổng lồ. Đáng tiếc rằng, vì thác nước này nằm ẩn bên dưới mặt biển nên nếu không có máy móc hỗ trợ thì những người yêu thích du lịch và khám phá rất khó cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng thác eo biển Đan Mạch.
Điểm đặc biệt của thác eo biển Đan Mạch chính là sự hình thành của nó. Thác nước này xuất hiện do sự chênh lệch mật độ giữa các vùng nước của biển Greenland và biển Irminger. Vì các phân tử trong nước lạnh ít hoạt động hơn và chiếm ít không gian hơn trong nước ấm nên chúng đậm đặc hơn. Do đó, hai khối nước gặp nhau, phần nước lạnh hơn, đậm đặc hơn chảy theo hướng xuống dưới phần nước ấm hơn và ít đặc.
Thác nước ngầm này đóng vai trò duy trì độ mặn và khí hậu của đại dương. (Ảnh: Baidu)
Tất nhiên, những thác nước luôn có vách đá hoặc đường dốc, và eo biển Đan Mạch không phải ngoại lệ. Một gờ dốc 3.500 m ở đáy biển gần mũi phía nam Greenland được tạo ra bởi sông băng cách đây 11.500 - 17.500 năm, trong kỷ Băng Hà cuối cùng. Nước ở đáy biển chảy về hướng nam qua eo biển lao qua rìa gờ dốc và đổ xuống theo sườn của nó, tạo thành thác nước bên dưới lớp nước bề mặt ấm hơn của biển Irminger.
Dù đáy biển dốc xuống hơn 3.500 m, phần nước chảy tràn chỉ cao khoảng 2.000 m, gấp đôi chiều cao của thác Angel, do đổ vào một hồ sâu chứa nước lạnh và đặc. Thác nước này rất ấn tượng do không giống thác nước trên cạn, theo Mike Clare, trưởng nhóm hệ thống địa chất hàng hải tại Trung tâm hải dương học quốc gia của Anh ở Southampton. Ví dụ, phần nước chảy tràn rộng bằng eo biển Đan Mạch, có nghĩa nó trải rộng trên 480 km đáy biển. Kết quả là nước chảy xuống ở tốc độ chỉ khoảng 0,5 m/s, chậm hơn nhiều so với tốc độ đi bộ và thua xa tốc độ dòng chảy ở thác Niagara (109 km/h), hay 30,5 m/s.
Nước lạnh chảy qua eo biển Đan Mạch là một phần trong hệ thống hải lưu đại dương có tên Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC), đưa nước ấm về hướng bắc và nước lạnh về hướng nam theo hình vòng tròn dài ở Đại Tây Dương. Sau khi rời khỏi eo biển Đan Mạch, nước lạnh tiếp tục hành trình về hướng nam tới Nam Cực, ấm dần và nhô lên mặt biển (gọi là nước trồi) rồi quay trở lại để hoàn thành chu kỳ ở Bắc Cực.
Mặc dù thác nước eo biển Đan Mạch nằm dưới đáy đại dương tưởng chừng như không liên quan nhưng nó vẫn đang âm thầm ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Thác nước ngầm này đóng vai trò duy trì độ mặn và khí hậu của đại dương. Chúng cũng có ảnh hưởng đến sinh học biển. Cụ thể, thác eo biển Đan mạch thúc đẩy dòng chảy liên tục của nước biển có nhiệt độ thấp và độ mặn cao ở biển Bắc Cực đến các vùng biển ấm áp gần đường xích đạo.
Việc hình thành các thác nước ngầm dưới đại dương cũng duy trì sự cân bằng của nước biển sâu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng sinh vật.
Ngoài thác eo biển Đan Mạch, trên thế giới còn có những thác nước dưới nước khác như thác Faro ở Iceland, thác nước đồng bằng sâu thẳm ở Brazil, thác nước ở quần đảo Nam Shetland,…