Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp vào mùa hè, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe do người bệnh không ăn uống được. Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống viên C sủi là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.
Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng. Bệnh phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Muốn đẩy lùi nhanh nhiệt miệng, cần hiểu được nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lý.
Nhiệt miệng trong mùa hè rất nhiều người mắc phải.
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng.
Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa "mát", khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.
Ngoài những nguyên nhân kể trên lở miệng còn có thể xảy ra với những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:
Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.
Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, cổ họng, sau đó có thể bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ, gây đau rát, ăn uống không ngon, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
Lâu dần, bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn. Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi, đầu lưỡi, vòm họng...
Khi không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận, sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
Ăn nhiều trái cây có tính mát
Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.
Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.
Những món ăn cho người bị nhiệt miệng được các chuyên gia sức khoẻ khuyến nghị bao gồm:
Nhiều người thắc mắc bên cạnh việc nhiệt miệng nên ăn gì, thì bị nhiệt miệng nên kiêng gì không. Dưới đây là những thực phẩm người bị nhiệt miệng nên kiêng: