Bộ não phát hiện được nụ cười thật - cười giả của người khác

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bộ não con người có khả năng phân biệt nụ cười tự nhiên và nụ cười "nhân tạo"...

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Hoàng gia London Holloway (Anh) khẳng định, bộ não của con người có khả năng phân biệt nụ cười tự nhiên khi vui sướng và nụ cười “nhân tạo” để làm hài lòng mọi người xung quanh.

Thông thường, khi cảm thấy thú vị và hài hước thật sự, nụ cười phát ra sẽ được não của người đối diện tiếp nhận, kích hoạt vùng não bộ phụ trách cảm xúc hạnh phúc và vui vẻ.

Tuy nhiên, khi chúng ta bắt gặp một tình huống không hài hước nhưng người khác lại vờ cười thích thú, phần não bộ giải mã cảm xúc sẽ được kích hoạt. Điều này đồng nghĩa với việc não nhận thức được đây không phải một nụ cười thực sự và sẽ tìm hiểu lý do tại sao người kia lại phải “đóng kịch”, ý nghĩ thực sự trong đầu họ là gì.

Để kiểm tra giả thuyết trên, tiến sĩ tâm lý học Carolyn McGettigan đã đo đạc phản ứng từ não bộ của các tình nguyện viên khi họ theo dõi clip có hình ảnh “cười thật sự” trên Youtube.

Cụ thể, mỗi người tham gia được yêu cầu chọn những clip mà họ cảm thấy hài hước và thú vị. Sau đó, kết quả thu được sẽ được đem đối chiếu với phản ứng của não trước nụ cười “nhân tạo”. Các tình nguyện viên hoàn toàn không biết mục đích nhận thức giữa nụ cười “thật sự” với cười “nhân tạo”.


Nụ cười thật sự và việc giả vờ cười gây ra những tác động khác nhau lên bộ não

Kết quả từ việc so sánh đã chỉ ra, con người có khả năng phân biệt rõ đâu là nụ cười thật một cách vô thức. Cụ thể hơn, tiến sĩ McGettigan khẳng định, bộ não có khả năng nhận biết được người đối diện có vui sướng thật sự hay không.

Theo kết quả nghiên cứu, khi tình nguyện viên chứng kiến một nụ cười “giả vờ”, não sẽ kích hoạt vùng có vai trò giải mã trạng thái và mục đích của người đối diện, để hiểu ra lý do thực sự đằng sau nụ cười kia.

Nghiên cứu này giúp lý giải tại sao con người có thể dễ dàng phát hiện việc người khác giả vờ cười. Trước đây, một nghiên cứu từ ĐH Tübingen (Đức) cũng tập trung vào đề tài này.

Người phụ trách nghiên cứu, tiến sĩ Dirk Wildgruber đã phát hiện ra rằng, não của chúng ta rất nhạy cảm trong việc phân biệt các nhóm nụ cười khác nhau, ví dụ cười vì vui sướng, hay chỉ đơn thuần nhằm mục đích chế giễu.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video