Bụi cũng có thể là nguyên nhân khiến một đế chế hùng mạnh sụp đổ

Một đế chế có thể bị sụp đổ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như bị xâm lược, lãnh thổ quá rộng, nội chiến, vấn đề về kinh tế hay biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu mới đây cho biết còn một nguyên nhân nữa cũng có thể khiến một đế chế sụp đổ, cụ thể là đế chế Akkadian bị sụp đổ bởi một cơn bão bụi.

Akkadian là một đế chế hưng thịnh ở khoảng cuối thời kỳ đồ đồng (từ thế kỷ 24 đến thế kỷ 22 trước công nguyên), thủ đô là Akkad tại vùng Mesopotamia cổ đại, đế chế này gồm nhiều thành phố hợp lại dưới sự trị vì của một nhà vua. Đế chế Akkadian đã cai quản vùng đất này hàng trăm năm cho đến khi nó sụp đổ.

Cho đến nay, dựa trên nghiên cứu hóa địa chất từ sáu mẫu hóa thạch san hô Porites 4,100 năm tuổi, các nhà khoa học đã phát hiện thêm vài điều bất ngờ. Những mẫu hóa thạch này đã ghi lại khả năng tàn phá của biến đổi khí hậu, thậm chí có thể đổ bộ và xóa bỏ cả một nền văn minh.


Một trong sáu mẫu hóa thạch.

"Dù lý do chính khiến đế chế Akkadian sụp đổ là do cuộc xâm lăng từ bên ngoài vào vùng Mesopotamia, nhưng những mẫu hóa thạch của chúng tôi là cửa sổ thời gian cho thấy yếu tố khí hậu cũng góp phần vào sự sụp đổ của đế chế này", nhà nghiên cứu môi trường học Tsuyoshi Watanabe tại ĐH Hokkaido cho biết.

"Những nghiên cứu chuyên ngành sau này sẽ giúp mở rộng vốn hiểu biết của chúng ta về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và xã hội loài người trong quá khứ".

Nghiên cứu mẫu hóa thạch được tiến hành tại Tell Leilan, vùng Đông Bắc Syria, cũng là trung tâm của đế chế Akkadian trước đây. Các nhiên cứu cho thấy đã xảy ra một vụ hạn hán bất ngờ và kéo dài vào khoảng thời gian đế chế này sụp đổ, cũng như bằng chứng về các cơn gió mùa Đông Bắc mạnh kéo theo bụi bặm trong vịnh Ba Tư.

Các hóa thạch còn cho thấy đã có một mùa Đông kéo dài với gió Đông Bắc vào thời gian Akkadian sụp đổ khoảng 4.200 năm trước. Và những điều kiện khí tượng học nói trên kết hợp với nhau đã tạo nên môi trường khắc nghiệt, gây khó khăn cho trồng trọt lương thực. Từ đó đã dẫn đễn sự bất ổn cho người dân của đế chế này.

Khô hạn và bất ổn xã hội đã được công nhận là những nguy nhân dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Akkadian, cũng như cả sự xâm lăng từ bên ngoài. Nghiên cứu đã cung cấp thêm cho chúng ta nhiều chi tiết hơn về tình hình trong khoảng thời gian đó.

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được điều gì thật sự đã xảy ra tại thời điểm cuối cùng của đế chế Akkadian. Nhưng những mẫu hóa thạch này đã cung cấp những đầu mối quan trọng, các nhà khoa học đã có thể dự đoán chính xác điều kiện khí hậu từ hàng ngàn năm trước. Ngoài hóa thạch, các nhà khoa học cũng có thể lấy thông tin từ lõi băng hay vòng tuổi của cây.

Điều tuyệt vời nhất không phải là chúng ta có thể biết thêm về quá khứ mà là những thông tin này sẽ giúp chúng ta đối phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Cũng giống như đế chế Akkadian, chúng ta đang phải chịu nhiều dạng thời tiết cực đoan với mật độ thường xuyên hơn khiến nhiều vùng đất không thể sinh sống được.

Trong trường hợp này, con người đã phải mất hàng trăm năm mới có thể tái định cư tại vùng đất Mesopotamia, đây cũng là lời cảnh báo từ quá khứ gửi đến chúng ta hiện nay.

"Các cơn gió có cường độ mạnh khiến vùng đất Mesopotamia trở nên khô cằn vào mùa đông, đến nay thì nền nông nghiệp tại khu vực này vẫn phải chịu thiệt hại nặng nề vào mùa đông", bài nghiên cứu kết luận.

Cập nhật: 29/10/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video