Bùng nổ nhiên liệu sinh học và vấn đề thiếu lương thực trên thế giới

Trước tình hình giá dầu mỏ tăng cao trong khi trữ lượng thì có hạn, nhiên liệu sinh học nổi lên như một nguồn năng lượng thay thế lý tưởng, đồng thời đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong khi đó, sử dụng cây trồng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể mang lại hy vọng “đổi đời” cho nông dân ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo sự bùng nổ sử dụng nhiên liệu sinh học tại nhiều quốc gia trên thế giới có thể tác động đến giá thực phẩm, khiến nạn đói ở các nước nghèo ngày càng trầm trọng hơn.

Mặc dù bùng nổ sử dụng nhiên liệu sinh học chỉ mới bắt đầu nhưng tác động của nó đã xuất hiện ở một số nước, trước tiên là đẩy giá một số thực phẩm chủ yếu tăng cao. Đơn cử tại Mexico hồi tháng 1 vừa qua, hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình do giá bánh bắp (thực phẩm chủ yếu) tăng gấp 3 lần, lên 15 peso (1,36 USD)/kg. Nguyên nhân là do nhu cầu nhiên liệu ethanol trên thế giới tăng cao đẩy giá bắp ở nước này lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Trong khi đó tại Mỹ, giá năng lượng tăng cao cộng thêm chủ trương khuyến khích trồng cây nhiên liệu của chính phủ khiến cho nông dân nghĩ rằng trồng những cây nguyên liệu sản xuất ethanol như bắp, mía đường, cây cho hạt có dầu như đậu phộng... sẽ thu lợi cao hơn trồng cây lương thực.

Bắp là nguồn nguyên liệu chính sản xuất nhiên liệu sinh học. (Ảnh: okfarmbureau.org)

Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), một khi giá các loại thực phẩm chính tăng, số người thiếu ăn trên toàn thế giới năm 2025 ước tính sẽ tăng đến 1,2 tỉ người, gấp đôi so với dự báo trước đó. Nhiều khảo sát cho thấy mức độ tiêu thụ nhiên liệu ở các nước nghèo giảm 0,5% khi giá lương thực thực phẩm tăng bình quân 1%. Các chuyên gia còn dự báo giá bắp - nguyên liệu chính sản xuất nhiên liệu sinh học - sẽ tăng lên 20% vào 2010 và 41% vào 2020. Ngoài ra, các công ty chế biến thực phẩm sẽ phải mua nguyên liệu như đậu Hà Lan, bắp ngọt... với giá cao hơn để bảo đảm nguồn cung không bị gián đoạn. Rốt cuộc, người tiêu dùng vẫn là đối tượng phải gánh chịu mức giá “đội lên”.

Các chuyên gia cho rằng chính phủ các nước nên ngưng khuyến khích sản xuất ethanol cho đến khi loại nhiên liệu tái sinh này có thể được điều chế từ những nguồn nguyên liệu khác ngoài bắp hoặc đậu nành. Theo chuyên gia về viện trợ thực phẩm Anh Edward Clay, vấn đề lớn đặt ra hiện nay là liệu nhiên liệu sinh học có thể đẩy giá thực phẩm tăng cao và đưa chúng ta vào một kỷ nguyên mới mà ở đó, người nghèo càng khó sống hơn? Mặc dù nhận định tình trạng biến động giá hiện nay chỉ mang tính tạm thời nhưng ông cho rằng giá thực phẩm khó có thể giảm trở lại mức như trước giai đoạn bùng nổ sử dụng nhiên liệu sinh học.

THANH TRÚC

Theo AFP, Reuters, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video