Nhiên liệu sinh học gây ra tranh cãi về khủng hoảng lương thực

  •  
  • 1.264

Nghiên cứu nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi cây trồng sang nhiên liệu sinh học. Chiếm dụng đất và trồng những cây nhiên liệu sinh học tạo ra một tình thế khó xử: Liệu có hợp lý khi sản xuất năng lượng không hiệu quả ở những vùng dân cư vốn đã thiếu ăn?

David Pimentel và các đồng nghiệp từ Đại học Cornell tại bang New York nhấn mạnh đến những vấn đề liên quan đến việc chuyển hóa cây trồng sang nhiêu liệu sinh học. Không chỉ là những nguồn năng lượng có thể làm mới này thiếu tính hiệu quả, chúng còn gây ra những tác động có hại về kinh tế và môi trường, và sản lượng thì không được như mong đơi. Những phát hiện của họ được công bố trực tiếp trên tạp chí Human Ecology.

Trong bối cảnh thiếu năng lượng hóa thạch – dầu mỏ và khí tự nhiên – các chính phủ trên toàn thế giới tập trung vào năng lượng sinh học như giải pháp năng lượng có thể làm mới. Cùng lúc đó, gần 60% dân số toàn cầu vẫn còn thiếu ăn và làm tăng như cầu cho các loại sản phẩm lương thực cơ bản. Việc trồng cây, bao gồm ngô, mía và đậu nành, để sản xuất nhiên liệu cần đến những nguồn nước và năng lượng quan trọng đối với việc sản xuất lương thực cho con người.

Nhiêu liệu sinh học từ ngô. (Ảnh: Worldbank.org)

Giáo sư Pimentel và nhóm nghiên cứu đã xem xét sự sẵn có và việc sử dụng đất, nước và các nguồn năng lượng toàn cầu, đặc biệt là tình hình cụ thể tại Hoa Kỳ. Họ cũng phân tích nguồn sinh khối và cho biết không có đủ sinh khối tại Hoa Kỳ cho việc sản xuất ethanol và diesel sinh học.

Bài báo của họ nhận xét tính hiệu quả và chi phí liên quan đến việc chuyển hóa một loạt cây trồng thành năng lượng và cho biết trong mỗi trường hợp năng lượng cần cho quá trình sản xuất còn nhiều hơn lượng năng lượng được tạo ra. Nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ thu hồi năng lượng ấm 46% đối với ethanol ngô, 50% đối với switchgrass, 63% đối với diesel sinh học đậu nành, và 58% đối với rapeseed. Thậm chí cả sản lượng dầu cọ hứa hẹn nhất cũng có kể quả thu hồi năng lượng ấm 8%. Ngoài ra còn có một số vấn đề môi trường liên quan đến việc chuyển hóa cây trồng sang nhiên liệu sinh học, bao gồm ô nhiêm nước từ thuốc trừ sâu và phân bón, hiện tượng ấm lên toàn cầu, xói mòn đất, và ô nhiễm không khí.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, đơn giản là không có đủ đất, nước và năng lượng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Họ cũng tranh luận rằng một cách trớ true, Hoa Kỳ đang trở nên phụ thuộc hơn vào dầu mỏ, chứ không phải ít đi như dự định của việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong hầu hết các trường hợp, cần nhiều năng lượng hóa thạch hơn để chế tạo một đơn vị nhiên liệu sinh học khi so sánh với năng lượng mà nó cung cấp. Do đó, Hoa Kỳ đang nhập khẩu thêm dầu và khí tự nhiên để chế tạo nhiên liệu sinh học.

Các tác giả kết luận: “Trồng cây để chế tạo nhiên liệu sinh học không chỉ bỏ qua như cầu giảm sử dụng tài nguyên tự nhiên, mà đồng thời làm tăng vấn đề về thiếu ăn trên toàn cầu. Tăng việc sử dụng nhiên liệu sinh học còn gây tác hại đến môi trường toàn cầu và đặc biệt là hệ thống lương thực thế giới”.

Tham khảo:

1. Pimentel D et al. Food versus biofuels: environmental and economic costs. Human Ecology, DOI: 10.1007/s10745-009-9215-8

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.264