“Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương

Cần sớm có những hành động để giải quyết vấn đề gia tăng nhanh số lượng sứa, vấn đề được coi là hậu quả của hoạt động của con người.

Trong nghiên cứu mới của mình, nhà khoa học của Đại học Queensland Anthony Richardson đưa ra bằng chứng khá thuyết phục rằng “bùng nổ” sứa là hậu quả của việc đánh cá quá mức, và gia tăng lượng phân hoá học và chất thải.

“Sự quy tụ sứa dày đặc có thể là hiện tượng tự nhiên của hệ sinh thái biển ổn định nhưng hiện nay một thực trạng rõ ràng là việc lan tràn sứa đã bùng nổ trên khắp các đại dương,” tiến sỹ Richardson cho biết.

“Trong những năm gần đây, sự bùng nổ sứa được ghi nhận ở Địa Trung Hải, vịnh Mexico, biển Đen và biển Caspia, bờ biển đông bắc Mỹ và đặc biệt là vùng biển Viễn đông".

“Sự bùng nổ mạnh nhất là ở vùng biển Nhật Bản. Ở đây, người ta tìm thấy những con sứa Nomura có đường kính tới 2m và nặng tới 200 kg.” 

Số lượng sứa, ví dụ như loài “Catostylus”, gia tăng nhanh do sự tổng hoà các yếu tố ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức, và thay đổi khí hậu (Ảnh: Lisa Gershwin)

Nghiên cứu tiến hành bởi tiến sỹ Richardson cùng đồng nghiệp tại Đại học Miami, Đại học Swansea và Đại học Western Cape được đăng trên tạp chí quốc tế Xu hướng trong Sinh thái và Tiến hoá vào đúng thời điểm ngày đại dương thế giới 8/6.

“Qua quá trình cạnh tranh sinh tồn và ăn thịt lẫn nhau, cá có thể duy trì số lượng sứa trong tầm kiểm soát, nhưng đánh bắt cá qúa mức đã phá huỷ sự cân bằng đó.” Tiến sỹ Richardson cho biết. “Ví dụ, ở bờ biển Namibia, việc đánh cá tràn lan làm giảm lượng cá mòi xuống chỉ còn 1/10, và sứa đã thế chỗ trở thành loài áp đảo.”

Sự thay đổi khí hậu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho loài sứa, biểu hiện ở sự dồi dào của trùng roi, nguồn thức ăn chủ yếu của sứa. Nước biển ấm lên cũng góp phần gia tăng sự phân tán nhiều loài sứa.

“Nhiều bằng chứng gợi ý rằng hệ sinh thái mở của đại dương có thể bị đảo lộn. Cá có thể mất vị trị thống trị và sứa thay thế vào vị trí đó. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ quả sinh thái, kinh tế, xã hội khác”, theo tiến sỹ Richardson.

“Chúng ta cần khởi động việc kiểm soát môi trường biển một cách cẩn trọng và khoa học để ngăn chặn những sự việc tương tự như việc bùng nổ sứa có thể xảy ra.”

Tài liệu tham khảo:
Richardson et al. The jellyfish joyride: causes, consequences and management responses to a more gelatinous future. Trends in Ecology & Evolution, 2009; 24 (6): 312 DOI: 10.1016/j.tree.2009.01.010

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video