Các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp tránh thai, nhưng không phải biện pháp tránh thai nào cũng tốt và không ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những biện pháp tránh thai được chị em sử dụng phổ biến và an toàn tới sức khỏe.

Các phương pháp tránh thai đều có hiệu quả cao khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng người.

Theo Mayo Clinic, phương pháp tránh thai được lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu sinh sản của mỗi người. Nếu đang có kế hoạch mang thai trong tương lai gần, bạn có thể chọn phương pháp có tác dụng ngắn hoặc tạm thời như bao cao su. Nếu muốn tránh thai trong thời gian dài hơn, bạn có thể xem xét phương pháp tác dụng lâu dài như đặt vòng tránh thai. Nhưng khi không muốn mang thai nữa, bạn có thể chọn phương pháp vĩnh viễn như triệt sản.

Các lựa chọn khác nhau sẽ phù hợp với bạn ở từng giai đoạn của cuộc đời. Nhiều phương pháp tránh thai cho bạn lựa chọn. Nhưng để có hiệu quả, bất kỳ phương pháp tránh thai nào cũng phải được sử dụng nhất quán và đúng cách.

1. Bao cao su


Bao cao su là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Biện pháp này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có nhiều tiện ích như: nhanh, gọn, an toàn. Khi "mặc áo mưa" đúng cách, nó sẽ ngăn tinh trùng đi vào tử cung, đồng thời phòng tránh được các bệnh lây nhiễm tình dục, thậm chí cả căn bệnh thế kỷ HIV. "Áo mưa" nam được làm từ chất nhựa dẻo polyurethane hoặc cao su Latex, nếu đối phương bị dị ứng với hai loại thành phần này thì bạn nên tìm phương án khác.

2. Que cấy tránh thai

Có kích thước chỉ bằng que diêm, que cấy được đặt dưới da bắp tay. Que cấy tránh thai có tác dụng trong 3 năm và hiệu quả gần như 100%. Tuy nhiên, que cấy không có hiệu quả cao với những cô nàng quá mập.

Tuy nhiên, que cấy tránh thai có thể khiến phụ nữ bị rong kinh hoặc không có kinh nguyệt trong vài tháng.

3. Triệt sản

Đây là phương pháp thắt ống dẫn trứng (hoặc ống dẫn tinh), một dạng tiểu phẫu giúp chặn các ống dẫn trứng đưa trứng vào tử cung. Việc thắt ống dẫn trứng là biện pháp tránh thai cuối cùng đối với nam giới cũng đồng nghĩa với việc vô sinh. Sau khi cột ống dẫn trứng, người phụ nữ sẽ vĩnh viễn không thể nào thụ thai được. Nếu bạn còn muốn sinh con, hãy từ bỏ ý nghĩ áp dụng phương pháp này. 12. Viên khẩn cấp Viên khẩn cấp là biện pháp hỗ trợ việc tránh thai thường xuyên. Loại thuốc này có chứa lượng hormone tổng hợp cao hơn so với thuốc viên kết hợp. Phương án này có tác dụng tốt nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ, đôi khi nó có thể kéo dài tới 5 ngày sau.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số phụ nữ mang thai dù đã triệt sản. Do đó, mỗi phương pháp tránh thai đều có tỷ lệ thất bại nhất định, không có cách nào là triệt để.

4. Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai cũng được xem là một dòng trong những loại thuốc tránh thai tiên tiến. Miếng dán thiết kế giống hình con tem, được dán lên vùng da khô như bụng, bắp tay, bả vai, nó giúp tiết hormone qua da và có tác dụng ngừa thai như viên uống. Suốt thời gian dùng miếng dán tránh thai, kinh nguyệt của bạn vẫn diễn ra đều đặn như bình thường.

Tác dụng phụ: Bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ tương tự như uống thuốc. Vùng da đặt miếng dán sẽ hơi bị ửng đỏ.

Cách dán: Dán vào một ngày cố định. Ví dụ: Bạn dán miếng dán vào ngày thứ 2 tuần đầu tiên, đến thức 2 tuần sau, bạn thay miếng dán tránh thai kế tiếp. Sử dụng miếng dán ba tuần thì nghỉ một tuần. Miếng dán được thiết kế khá chắc với độ bám dính cao nên bạn không lo bị rớt ra.

5. Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là dụng cụ tránh thai phổ biến được tin dùng nhất là những người đã có có gia đình đã đủ con và không muốn sinh thêm. Vòng tránh thái là phương pháp tránh thai không hề gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục của nữ giới. Tuy vậy bạn nên cần đến các trung tâp y tế để được tư vấn về vòng tránh thai phù hợp vừa vặn với cớ thể và sử dụng an toàn nhất.

Nhược điểm của vòng tránh thai là không thể ngăn chặn được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng âm đạo khi sử dụng.

Ngoài ra, vòng tránh thai có thể khiến kinh nguyệt trong 2-3 tháng đầu nhiều hơn bình thường. Tình trạng rong kinh, đau bụng có thể xuất hiện. Đặc biệt, phụ nữ đặt vòng tránh thai hay có tình trạng ra huyết trắng nhiều hơn bình thường.

6. Thuốc tránh thai


Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng và trứng.

Thuốc tránh thai là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để ngừa thai bởi tính tiện dụng. Thuốc tránh thai có 2 loại: thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng và trứng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, chị em nên sử dụng thuốc hàng ngày để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điều quan trọng khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày là bạn phải nhớ uống hàng ngày và luôn mang theo bên mình. Nếu cần thiết, hãy đặt báo thức để nhớ giờ uống thuốc. Hạn chế không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, phải qua tư vấn hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

7. Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai hiện nay khá thông dụng ở nước ta, là loại nội tiết chỉ có progestin (không có thành phần oestrogen như viên thuốc uống tránh thai kết hợp), có tên gọi depoprovera. Mỗi mũi tiêm bắp có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng. Thuốc có hiệu quả tránh thai cao, rất tiện cho phụ nữ không có điều kiện uống viên tránh thai hằng ngày. Hiệu quả của thuốc trong số người sử dụng có thể đến 97%, có nghĩa rằng 100 phụ nữ dùng thuốc trong một năm thì có 3 người bị mang bầu.

8. Tính ngày kinh nguyệt


Nếu muốn thực hiện biện pháp tránh thai an toàn có thể dựa vào việc tính ngày “an toàn” để quan hệ.

Chu kỳ nguyệt san của phụ nữ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày khác nhau mà có thời gian kéo kéo dài khác nhau, thời gian trung bình thường là từ 28 – 35 ngày. Chính vì thế nếu bạn muốn thực hiện biện pháp tránh thai an toàn có thể dựa vào việc tính ngày “an toàn” để quan hệ. Còn những ngày không “an toàn” sẽ làm bạn có khả năng mang thai rất lớn.

9. Cho con bú vô kinh

Cho bú vô kinh là một biện pháp tránh thai dựa vào khả năng không thụ thai do việc cho con bú đúng cách mang lại. Đây là một phương pháp tiện lợi, dễ thực hiện và có hiệu quả tránh thai cao đồng thời lại có lợi cho cả mẹ và bé. Dù vậy, phương pháp này chỉ sử dụng được đối với những bà mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

10. Xuất tinh ngoài

Đây là biện pháp tránh thai đơn giản nhưng có thể coi là hiệu quả nhất, bởi tỉ lệ mang thai ở trường hợp này chỉ có từ 3 – 4 %. Khi quan hệ gần xuất tinh, người đàn ông rút dương vật ra khỏi âm đạo của phụ nữ và tiến hành xuất tinh ra bên ngoài. Như vậy tinh trùng sẽ không có cơ hội thâm nhập vào bên trong âm đạo để thụ tinh với trứng.

Cập nhật: 07/04/2021 Theo phongkhamdakhoathanhdo/zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video