Khí hậu cực đoan làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Úc và New Guinea

Biến đổi khí hậu cực đoan rất có thể là nguyên nhân làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Sahul – siêu lục địa được tạo thành bởi Úc và New Guinea trong thời kỳ mực nước biển thấp.

South Walker Creek, khu vực quần thể động vật lớn trẻ nhất ở miền bắc Úc, từng là nơi sinh sống của ít nhất 16 loài động vật lớn, trong đó có 13 loài đã tuyệt chủng và 3 loài còn tồn tại.


Hệ động vật khổng lồ ở Úc.

Các loài động vật lớn ăn thịt được đại diện bởi sư tử đầm lầy (Thylacoleo), ít nhất ba loại cá sấu (Crocodylus porosus, Pallimnarchus sp. và Quinkana sp.) và hai loài thằn lằn khổng lồ (Varanus priscus hay còn gọi là Megalinia và một loài có kích thước của rồng Komodo).

Các loài động vật lớn ăn thực vật gồm hai loài gấu túi, một loài Parlochestid có túi, hai loài thuộc bộ Hai răng cửa, đà điểu sa mạc Úc (Dromaius novaehollandiae) và năm loài chuột túi.

Một loài chuột túi từng cao 2,5 mét và có trọng lượng ước tính khoảng 274 kg, những con số này khiến nó trở thành loài chuột túi lớn nhất mọi thời đại.

Tiến sĩ Scott Hocknull, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Queensland và Đại học Melbourne cho biết: “quần thể động vật khổng lồ ở South Walker Creek từng là vùng nhiệt đới độc đáo, bị chi phối bởi các loài bò sát ăn thịt và các loài động vật ăn cỏ khổng lồ đã tuyệt chủng khoảng 40,000 năm trước, ngay sau khi loài người đến lục địa Úc”.

Trong khi những nơi khác trên thế giới có những loài động vật ăn thịt khổng lồ như hổ răng kiếm, gấu và linh cẩu, thì những kẻ săn mồi ở Úc chủ yếu là các loài bò sát khổng lồ, bao gồm cả một loài cá sấu nước ngọt dài khoảng 7 mét đã tuyệt chủng, nó có liên quan tới cá sấu nước mặn và cá sấu sống trên cạn hiện đại.

Ngoài ra còn có hai loài thằn lằn khổng lồ trong đó có loài thằn lằn dài 6 mét gọi là Megalinia và một loài khác có kích thước tương tự rồng Komodo.


Các loài động vật khổng lồ đến từ các khu hóa thạch chính của South Walker Creek SW9, SWJ và SW3 với khu SWCC ở hạ lưu (được chỉ bởi mũi tên)

Nhóm nghiên cứu không thể đặt con người vào hiện trường vụ án 40,000 năm tuổi này vì không có các bằng chứng chắc chắn. Do đó, họ không tìm được vai trò của con người trong cuộc tuyệt chủng của các loài động vật khổng lồ này, tiến sĩ Hocknull cho biết.

Thay vào đó, nhóm nghiên cứu thấy rằng cuộc tuyệt chủng đó trùng khớp với sự thay đổi nghiêm trọng của khí hậu và môi trường ở cả địa phương và khu vực, bao gồm cả các vụ cháy tăng lên, các đồng cỏ bị suy giảm và mất nước ngọt. Diễn ra đồng thời, tất cả những thay đổi này được duy trì cũng là quá nhiều để các loài động vật lớn nhất ở Úc có thể đối phó được.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Cập nhật: 25/05/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video