Các biện pháp tránh thai đáng sợ thời phong kiến Trung Hoa

Phi tần bị bấm huyệt hậu môn, rửa chỗ kín bằng hoa nghệ tây; còn kỹ nữ thì uống thủy ngân là những cách tránh thai phổ biến thời phong kiến Trung Hoa.


Nhằm tránh để lại hậu quả, vua thường ép các phi tần tránh thai bằng những cách đáng sợ. (Ảnh minh họa: Sohu)

Theo People, việc tránh thai trong cung đình Trung Hoa phong kiến chủ yếu gồm ba nguyên nhân.

Thứ nhất, vua sợ Sử quan ghi chép mình hoang dâm vô độ, để lại tiếng xấu lưu truyền hậu thế. Nắm quyền sinh sát trong tay nhưng vua vẫn luôn tuân theo giới hạn, phép tắc của hoàng tộc. Mỗi lần vua "lâm hạnh" (ân ái) với các phi tần đều được ghi chép. Nếu áp dụng tránh thai, hoàng đế sẽ yên tâm hưởng lạc chốn hậu cung mà không làm tổn hại uy nghiêm, hơn nữa cũng không gieo rắc nòi giống bừa bãi.

Thứ hai, hậu cung vốn có hàng nghìn phi tần, ai ai cũng muốn được vua sủng ái. Để thoát khỏi số phận cô độc nơi lãnh cung, họ luôn tìm trăm phương ngàn kế để sinh con cho vua trước khi nhan sắc tàn phai. Hoàng đế nếu không thích hoặc cảm thấy phi tần này có mục đích xấu, sẽ hạ lệnh thái giám ép người đó tránh thai.

Nguyên nhân cuối cùng, vua sợ con cháu tranh quyền đoạt vị. Chuyện tàn sát nhau để tranh ngai vàng được ghi chép nhiều trong sử sách, có thể kể đến sự việc Huyền Vũ Môn thời Đường (618-907) hay nghi án Chúc ảnh phủ Thanh thời Tống (960-1279). Tránh thai sẽ giúp hoàng đế không phải đau đầu chọn người kế vị.

Thuận theo sở thích và nhu cầu của vua, các thái y ngày đêm thu thập phương thuốc tránh thai. Sử sách chủ yếu ghi chép lại bốn biện pháp sau.

Biện pháp thứ nhất là "án huyệt lưu tinh". Sau thời Thanh (1616-1912), hoàng đế càng tránh thai cẩn thận hơn. Theo "Thanh triều dã sử đại quan", sau khi vua và phi tần giao hợp, thái giám tổng quản quỳ xuống chờ lệnh, hỏi vua nên bỏ hay giữ. Nếu vua ra lệnh bỏ, tổng quản sẽ bấm nhẹ vào "Hậu cổ huyệt - hậu môn" của phi tần để "long tinh - tinh trùng" chảy ra ngoài.

Nếu vua muốn giữ, thì thái giám sẽ ghi lại cụ thể ngày giờ để có bằng chứng thụ thai. Bấm nhẹ vào hậu môn là biện pháp để tinh dịch chảy ra ngoài, được áp dụng khi tránh thai khẩn cấp. Sử sách Trung Hoa không ghi chép tường tận nên vẫn chưa rõ hiệu quả của biện pháp này.

Ở Trung Quốc xưa, xạ hương không chỉ là cách giúp phụ nữ có được mùi thơm cơ thể nồng nàn quyến rũ mà nó còn là liều thuốc giúp tránh thai hiệu quả. Đây là bài thuốc được các cung tần mĩ nữa rất hay sử dụng. Biện pháp thứ hai là "liễu đỗ thiếp", nhét xạ hương vào rốn.

Hai mỹ nữ Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức trong lịch sử đều sử dụng biện pháp tránh thai này. Nhét xạ hương vào rốn sẽ làm mất khả năng thụ thai của nữ giới. Công dụng của "liễu đỗ thiếp" vô cùng độc đáo, tuy nhiên đã bị thất truyền. Đây cũng là cách được phổ biến các gái lầu xanh cũng như cung tần mỹ nữ sử dụng để tránh thai và có làn da láng mịn, hương thơm bí ẩn.

"Tàng hồng hoa", tức sử dụng hoa nghệ tây là biện pháp thứ ba. Theo sách sử Trung Hoa, "tàng hồng hoa" là mật pháp tránh thai hiệu quả nhất trong cung đình. Nếu không thích cung nữ nào sau khi lâm hạnh, hoàng đế sẽ lệnh cho thái giám treo ngược người đó lên. Cung nữ đó sẽ bị ép rửa hạ thân bằng nước pha bột hoa nghệ tây nhằm loại bỏ tinh dịch trong người. Cách tránh thai này thường được áp dụng vào thời loạn lạc Ngũ Đại Thập Quốc (907-960). Theo nhiều ghi chép, có vị hoàng hậu còn ra lệnh cho hoạn quan mát xa cho người phụ nữ khác bằng nước nghệ tây trước khi "quan hệ" để đảm bảo tinh trùng của hoàng đế không có cơ hội sống sót trong người họ.

Y học Trung Quốc xưa cũng có một bài thuốc dân gian từ tai quả hồng. Dùng 7 tai quả hồng sấy trên ngói cho khô, nuốt với nước sôi để nguội mỗi ngày.

Làm liên tục như vậy trong 49 ngày thì bảo đảm 1 năm không mang thai, nhưng trong năm ấy không được ăn hồng. Nếu muốn có thai thì lại ăn 7 tai hồng nữa.

Nghe có vẻ hoang đường nhưng theo một số nghiên cứu y tế hiện đại, tai quả hồng có chứa axit oleanolic, kết hợp với nhân sâm, bột đinh hương thực sự có thể dùng chữa nghịch khí, nấc nghẹn, đầy bụng…

Theo hồi ký của một gái lầu xanh thời Trung Hoa cổ đại, trước khi cô tiếp khách, má mì bao giờ cũng cho uống một loại súp có vị chua ngọt rất ngon. Sau đó, cô gái này mới biết đó chính là canh nấu từ tai quả hồng, vĩnh viễn không thể mang thai.

Ngoài ra còn một phương pháp nữa là uống thuốc bắc. Theo ghi chép của một vài sách cổ Trung Quốc, có một luật bất thành văn trong các kĩ viện, điếm khách đó là trước mỗi lần "vui vẻ", gái lầu xanh sẽ được các tú bà cho uống một loại nước.

Không chỉ xuất hiện trong các ghi chép của người xưa mà ngay cả phim truyền hình cổ trang Trung Quốc cũng đã từng rất nhiều lần đề cập đến điều này.

Một bộ phim gần đây do nữ diễn viên Củng Lợi đóng vai chính có phân đoạn: các cô gái lầu xanh trước khi ra phục vụ khách đều uống một loại thuốc.

Chúng thường có màu đen và có có vị thơm của các loại thảo mộc. Hầu hết các cô gái đều cho rằng loại nước màu đen này có những thành phần rất lạ, gây ra cảm giác như say rượu và khiến nữ giới không thể mang thai.


Phi tần đời nhà Thanh. (Ảnh: Guancha)

Dùng thuốc tránh thai là biện pháp cuối cùng. Thuốc này chủ yếu là độc dược.

Phương pháp đáng sợ nhất là uống thủy ngân, hiệu quả rất tốt nhưng vô cùng có hại cho cơ thể. Nước trà tránh thai của phi tần hoặc cung nữ thường có một lượng thủy ngân nhỏ. Cách này không trực tiếp gây chết người mà hiệu quả rõ ràng.

Một biện pháp nữa được nhiều kỹ nữ sử dụng là uống "lương dược". Thành phần của loại thuốc này có chứa xạ hương, không những giúp tránh thai hiệu quả mà còn có tác dụng phá thai. Từ Hy Thái hậu khi nhập cung được vua Hàm Phong lâm hạnh, lần đầu tiên mang thai liền bị người khác lén ám hại bỏ xạ hương vào nước trà uống rồi sảy thai. Loại thuốc này duy công dụng tốt nhưng dùng lâu dài sẽ dẫn tới vô sinh.

Cập nhật: 25/02/2021 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video