Các lãnh đạo APEC ký thỏa thuận về biến đổi khí hậu

Các lãnh đạo châu Á-Thái bình dương đã đạt được một thỏa thuận về biến đối khí hậu, tiết lộ một mục tiêu đầy tham vọng, dài hạn, nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, thỏa thuận không đưa ra các cam kết cụ thể.

Trung Quốc và Mỹ - hai trong số các nước phát thải lớn nhất thế giới - nằm trong số 21 quốc gia ký kết thỏa thuận này. Thủ tướng Australia John Howard đã gọi đây là ’’một mốc cực kỳ quan trọng’’ hướng tới một thỏa thuận quốc tế.

’"Thế giới cần giảm tốc, ngăn chặn và sau đó đảo ngược sự gia tăng phát thải khí nhà kính’’, tuyên bố của diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương cho biết. Tuyên bố Sydney này còn đưa vào một mục tiêu không ràng buộc: giảm mức năng lượng được sử dụng để sản xuất một đôla tổng sản phẩm quốc nội ít nhất là 25% vào năm 2030.

 
Các lãnh đạo cũng kêu gọi tăng độ bao phủ của rừng tại khu vực châu Á-Thái bình dương thêm ít nhất 20 triệu hecta vào năm 2020. Họ nhất trí rằng các chiến lược giảm khí nhà kính nên phản ánh sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước.

Tuy vậy, các nhà môi trường nói rằng tuyên bố này chỉ mang tính hình thức. Phát ngôn viên nhóm Hòa bình xanh cho rằng thỏa thuận trên giống như một trò quảng cáo về chính trị của ông Howard vì không ủng hộ các mục tiêu ràng buộc đối với các nước phát triển.

Những người ủng hộ tuyên bố trên nói rằng tuyên bố đặt nền móng cho hội nghị thượng đỉnh thường niên về biến đổi khí hậu của LHQ vào tháng 12 tới tại Bali, Indonesia. Hội nghị này sẽ tìm kiếm một thỏa thuận thay thế nghị định thư Kyoto mà hết hạn vào năm 2012.

Tuyên bố trên được coi là sự thỏa thiệp giữa các nền kinh tế APEC nghèo và giàu. 21 thành viên APEC, gồm Nga và Nhật Bản, phát thải khoảng 60% khí nhà kính trong khí quyển. Các nước đang phát triển, do Trung Quốc và Indonesia dẫn đầu, đã phản đối mọi ngôn từ mà gắn họ vào các mục tiêu ràng buộc, tin rằng điều đó sẽ cản trở sự phát triển kinh tế. Họ cho rằng các nước phát triển nên nhận nhiều trách nhiệm hơn về biến đổi khí hậu.

Minh Sơn

Theo BBC, Reuters, VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video