Các nhà khoa học cảnh báo mùa xuân có thể tới sớm hơn 10 ngày trước năm 2100

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio, Mỹ cho biết, sự sụt giảm tổng số ngày mưa đang khiến thực vật ra hoa sớm hơn ở các vùng khí hậu phía Bắc, dẫn tới mùa xuân đến sớm hơn so với dự kiến.

Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng với lượng mưa hiện tại, lá non sẽ mọc sớm hơn 1-2 ngày trong mỗi thập kỷ.


Nhiệt độ ấm hơn ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu mùa xuân

Trong khi các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc nhiệt độ ấm hơn do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu mùa xuân như thế nào thì đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào lượng mưa.

Desheng Liu, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay: "Các nhà khoa học chủ yếu xem xét nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào khi lá non đâm chồi và nếu họ xem xét cả lượng mưa thì đó chỉ là tổng lượng. Nhưng tổng lượng mưa cũng chưa hẳn quan trọng nhất mà là tần suất mưa".

Tại sao lượng mưa ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu mùa xuân?

Theo các nhà nghiên cứu, có hai lý do chính khiến lượng mưa giảm dẫn đến mùa xuân đến sớm hơn.

  • Thứ nhất, cây cối và thực vật nhận được nhiều bức xạ mặt trời hơn trong năm khi số ngày mưa ít hơn, kích thích sự phát triển của lá.
  • Thứ hai ít ngày có mây hơn cũng có nghĩa là nhiệt độ ban ngày cao hơn và có nhiều ánh sáng mặt trời hơn làm sưởi ấm mặt đất và bầu khí quyển. Nhiệt độ ban đêm sau đó lạnh đi nhanh chóng và không có mây để giữ nhiệt.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, bao gồm ngày lá xuất hiện hàng năm và số ngày mưa mỗi tháng. Họ cũng nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh từ năm 1982 đến năm 2018, ghi lại thời điểm thảm thực vật bắt đầu xanh tốt.

Phân tích tiết lộ khi ngày mưa giảm dần trong những năm qua, mùa xuân đến sớm hơn ở hầu hết các khu vực ở Bắc bán cầu.


Mùa xuân đến sớm hơn ở hầu hết các khu vực ở Bắc bán cầu.

Dựa trên phát hiện, các nhà nghiên cứu đã tính toán sự suy giảm lượng mưa trong tương lai cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đến sớm hơn 10 ngày trước năm 2100.

Jian Wang, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng ta có thể mong đợi một mùa xuân sớm hơn trong tương lai so với những gì mà các mô hình hiện tại cho chúng ta biết. Hiệu ứng tương phản này xảy ra vào đầu năm khiến cây cối nghĩ rằng đang là mùa xuân và sẽ bắt đầu ra lá ngày càng sớm hơn".

Nếu mùa xuân bắt đầu sớm hơn, nó có thể gây ra hiệu ứng domino và tác động tới toàn bộ hệ sinh thái, bao gồm cả các động vật hoang dã khác.

Giáo sư Ulf Buntgen, một nhà nghiên cứu đến từ Khoa Địa lý của Đại học Cambridge và không tham gia vào nghiên cứu chia sẻ: "Khi cây ra hoa quá sớm, sương giá muộn có thể giết chết chúng. Nhưng rủi ro còn lớn hơn khi nó làm thay đổi hệ sinh thái".

Thực vật, côn trùng, chim và các động vật hoang dã khác đã cùng nhau phát triển và tạo ra sự đồng bộ trong cả giai đoạn phát triển của chúng. Một loại cây nào đó ra hoa sẽ thu hút một loại côn trùng cụ thể, thu hút một loại chim cụ thể, v.v.

Nhưng nếu một loài phản ứng nhanh hơn những loài khác, nguy cơ thiếu sự đồng bộ có thể khiến các loài gặp khủng hoảng nếu chúng không kịp thích ứng đủ nhanh.

Cập nhật: 24/02/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video