Rừng Amazon đang bị hủy diệt với tốc độ chưa từng thấy trong 10 năm qua

Theo số liệu do Bộ Môi trường Brazil cung cấp mới đây, tốc độ cây rừng bị tàn phá trong năm 2018 đã cao hơn đến 72% so với cùng kỳ năm 2004.

Mới đây, Bộ Môi trường Brazil đã công bố các số liệu ước tính sơ bộ về tốc độ chặt phá rừng tại Amazon trong những năm vừa qua. Và thực sự thì đó là những con số đáng buồn, bởi lẽ con người đang hủy hoại rừng cây và đất đai ở mức độ lớn nhất trong vòng 1 thập kỷ vừa qua.


Có ít nhất 7.900km2 rừng Amazon biến mất trong vòng 1 năm, kể từ 8/2017 - 7/2018.

Cụ thể thì theo các số liệu từ vệ tinh, đã có ít nhất 7.900 kilomet vuông rừng Amazon biến mất trong vòng 1 năm, kể từ 8/2017 - 7/2018. Con số ấy gấp 5 lần diện tích của London, 10 lần New York, 75 lần Paris, và tương đương khoảng 6,3 triệu lần diện tích của một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Con số ấy dĩ nhiên là rất lớn, nhưng điều quan trọng là nó lớn hơn diện tức rừng bị phá hủy trong 1 năm trước đó tới 13,7%. Cùng với đó, hơn 1,12 tỉ cây đã bị chặt hạ.

Những con số chỉ ra một xu hướng đáng ngại, nhất là khi trong năm tới chính phủ Brazil có thể đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp. Giới môi trường học cho rằng những chính sách ấy có thể khiến nạn chặt phá rừng gia tăng mạnh trong tương lai.


Việc chặt phá rừng có thể còn liên quan đến nạn buôn lậu vũ khí.

Edson Duarte - Bộ trưởng Bộ Môi trường Brazil cho rằng trách nhiệm ở đây thuộc về lâm tặc - những kể chặt phá rừng có tổ chức. Ngoài ra, việc chặt phá rừng có thể còn liên quan đến nạn buôn lậu vũ khí nữa.

"Chúng ta cần mở rộng việc huy động mọi cấp chính quyền, xã hội và các doanh nghiệp để chống lại nạn xâm phạm môi trường, nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của hệ sinh thái" - Duarte cho biết.

Để có được kết quả này, Bộ Môi trường đã sử dụng các số liệu từ vệ tinh - thứ vốn được dùng để theo dõi các vùng đất bị chặt phá rộng hơn 6,25 ha. Kết quả thì như đã nêu, hơn 7.900km2 rừng đã bị chặt chỉ trong 1 năm qua, trong khi năm trước đó mới là 6.947km2. Và nếu so sánh với số liệu năm 2004, tỉ lệ đã tăng tới 72%.


Nếu mất đi khu rừng này, số tiền con người sẽ phải chi trả cao gấp 50 lần so với những gì bỏ ra để cứu lấy khu rừng.

Hiện tại các chuyên gia cho rằng vẫn còn sớm để nói đây là dấu hiệu của một xu hướng, và họ cũng hy vọng điều đó không thành sự thật. Bởi lẽ, Amazon không chỉ là một hệ sinh thái đa dạng, là nơi lưu giữ CO2 có trong khí quyển, mà còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Nếu mất đi khu rừng này, số tiền con người sẽ phải chi trả cao gấp 50 lần so với những gì bỏ ra để cứu lấy khu rừng. Và chúng ta cũng không còn thời gian để quyết định, vì thời gian đang cạn dần rồi. Theo một nghiên cứu hồi tháng 3/2018, rừng Amazon đang hướng đến giai đoạn không thể phục hồi, nếu tốc độ chặt phá rừng vẫn tiếp tục như hiện nay.

Cập nhật: 28/11/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video