Các nhà khoa học lo ngại mối đe dọa từ các siêu núi lửa

Các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) thuộc nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm hiểu về một ngọn núi lửa cổ đại ở Indonesia.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, núi lửa vẫn hoạt động và nguy hiểm trong hàng nghìn năm sau một vụ phun trào. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy, các nhà khoa học cần suy nghĩ lại về cách dự đoán những sự kiện thảm khốc tiềm tàng này.

Theo Phó Giáo sư Martin Danisik - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trung tâm John de Laeter, Đại học Curtin, các siêu núi lửa thường phun trào sau khoảng thời gian hàng chục nghìn năm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không biết chuyện gì đã xảy ra trong thời gian núi lửa ngừng hoạt động.


Siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất.

“Hiểu biết về những khoảng thời gian không hoạt động đó sẽ xác định những gì chúng ta tìm kiếm ở các siêu núi lửa trẻ đang hoạt động. Từ đó, giúp chúng ta dự đoán các vụ phun trào trong tương lai”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Cũng theo ông Danisik, siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất. Hiện tượng này giải phóng lượng magma khổng lồ. Chúng có thể tác động đến khí hậu toàn cầu đến mức khiến Trái đất rơi vào trạng thái “mùa đông núi lửa” - thời kỳ lạnh giá bất thường.

“Tìm hiểu cách thức hoạt động của các siêu núi lửa là rất quan trọng để hiểu được mối đe dọa trong tương lai của một vụ siêu phun trào không thể tránh khỏi, xảy ra khoảng 17.000 năm một lần”, chuyên gia này nhận định.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về magma sau vụ phun trào của núi lửa Toba 75.000 năm trước.

“Sử dụng dữ liệu thời gian địa lý, suy luận thống kê và mô hình nhiệt, chúng tôi đã chỉ ra rằng, magma tiếp tục chảy ra bên trong miệng núi lửa, hoặc vùng lõm sâu được tạo ra bởi sự phun trào của magma, trong 5.000 - 13.000 năm sau vụ phun trào. Sau đó, lớp vỏ của magma còn sót lại đã đông đặc và bị đẩy lên trên như một chiếc mai rùa khổng lồ”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.

Theo chuyên gia này, những phát hiện mới đã thách thức kiến thức hiện có cũng như nghiên cứu về các vụ phun trào. Bởi, các nhà khoa học thường liên tục tìm kiếm magma lỏng dưới núi lửa để đánh giá mối nguy hiểm trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận định, cần xem xét đến khả năng các vụ phun trào có thể xảy ra ngay cả khi không có magma lỏng bên dưới núi lửa.

Ông Danisik nhấn mạnh, việc tìm hiểu thời điểm và cách thức magma phun trào tích tụ, trạng thái của magma trước - sau vụ phun trào là vô cùng quan trọng.

Cập nhật: 09/09/2021 Theo GD&TĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video