Các nhà khoa học tranh cãi việc đường gây nghiện hơn cocaine

Một cuộc tranh cãi nảy lửa đang diễn ra giữa các nhà khoa học khi một bên cho rằng cần thiết xem đường như một chất gây nghiện, trong khi bên còn lại xem ý tưởng này như một “trò hề”.

Một bài viết trên tạp chí British Journal of Sports Medicine đánh giá rằng đường ăn có thể gây ra tác động như rượu và các chất gây nghiện khác.

Ngoài ra, đường, cocaine hay thuốc phiện đều được tinh chế từ thực vật thành những tinh thể trắng tinh khiết - quá trình mà bài báo gọi là “làm tăng đáng kể đặc tính gây nghiện của chúng”.

Gây nghiện hơn cả cocaine

“Tiêu thụ đường đem đến tác động tương tự như của cocaine, làm thay đổi trạng thái tâm lý, thậm chí có thể gây ra sự thèm khát và dẫn tới việc tìm kiếm đường để thỏa mãn”, các tác giả viết.

Họ trích dẫn các nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chất ngọt "quyến rũ" hơn cả cocaine và những con chuột này phải cai nghiện đường.


Tranh cãi về tính gây nghiện của đường chắc chắn vẫn còn tiếp diễn trong tương lai - (Ảnh: Fitlife.tv).

Trao đổi với tờ The Guardian, DiNicolantonio - một trong ba nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, cho rằng tiêu thụ nhiều đường có thể gây ra mối nguy hại khá lớn: “Ở động vật, đường gây nghiện hơn cả cocaine, do đó có thể nói đường có thể là chất gây nghiện được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và nó đang tàn phá sức khỏe của chúng ta”.

Đây không phải nhóm nghiên cứu đầu tiên đặt ra vấn đề có nên xem đường như một chất gây nghiện hay không.

Robert Lustig, giáo sư khoa nhi từ Đại học California, cho biết mình cùng quan điểm với nhóm nghiên cứu của DiNicolantonio.

“Tôi hoàn toàn tin rằng đường có thể gây nghiện dựa trên đặc tính trao đổi chất cũng như đặc điểm gây ra cảm giác thèm muốn mà nó gây ra”, Lustig nói.

Giáo sư này trước đây cũng từng tranh luận rằng thực phẩm chứa nhiều đường hệt như “một thức uống có cồn dành cho trẻ em”.

Như một “trò hề”

Bài báo này vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng dù đường góp phần gây nên những vấn đề sức khỏe, nhưng nó không mang tính gây nghiện hay như một loại ma túy gây hại.

Hisham Ziaudden - bác sĩ thần kinh từ Đại học Cambridge, nói bộ ba nhà khoa học trên đã nhầm lẫn kết quả của nghiên cứu trên loài gặm nhấm và cho biết ông là đồng tác giả của một nghiên cứu vào năm ngoái không đồng tình với quan điểm rằng đường gây nghiện cho con người.


Các nhà khoa học cho rằng dù đường góp phần gây nên những vấn đề sức khỏe nhưng không mang tính gây nghiện.

“Nghiên cứu cho những con vật này chỉ được ăn đường trong 2 giờ mỗi ngày. Nếu bạn cho phép chúng ăn bất cứ khi nào chúng muốn thì tất nhiên chúng không có biểu hiện của việc nghiện ngập”, Ziaudden nói.

Ông cũng cho rằng không ngạc nghiên khi những con chuột đang cần cocaine lại thích ăn đường hơn, bởi vì rất nhiều động vật tìm tới chất ngọt một cách tự nhiên chứ không phải là vì cocaine.

Tom Sanders - giáo sư danh dự ngành dinh dưỡng học tại Trường Đại học King (London) cho rằng đây giống như là một “trò hề” khi xem rằng đường là một chất gây nghiện như là ma túy đá.

“Đúng là sự hảo ngọt có thể gây ra những biểu hiện gây nghiện nhưng nó không giống như cocaine hay thuốc phiện. Người ta không hề có những triệu chứng cai nghiện khi ngừng sử dụng đường”, Sanders nói.

Sanders cũng cho rằng tính hảo ngọt ở người là một đặc điểm tự nhiên và chất ngọt giúp chúng ta nhận diện được những thực phẩm giàu vitamin C.

“Vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe ở đây là ăn ngọt dễ dẫn đến sâu răng hoặc việc tiêu thụ thức uống chứa quá nhiều đường có thể góp phần gây béo phì”, Sanders phát biểu.

Cập nhật: 30/08/2017 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video