Công nghệ này đang được từng bước hoàn thiện, nhưng những rủi ro chúng đem lại vẫn rất lớn.
Theo bước thí nghiệm của người tiền nhiệm, nhà khoa học Vladimir Demikhov đã tạo ra con chó hai đầu, ta vừa mới ghép đầu thành công cho một con chuột. Cũng như thử nghiệm trước, họ ghép đầu của một con chuột vào một con chuột lớn hoàn chỉnh.
Cấy ghép đầu của một con chuột vào một con chuột lớn.
Trong một báo cáo nghiên cứu mới trên CNS Neurosciene and Therapeutics, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã ghép đầu của một con chuột nhỏ hơn trên cổ của một con chuột lớn hơn. Cũng như đã nói ở thử nghiệm ghép đầu chó trước, thì hai cái đầu luôn lớn hơn một cái đầu, luôn đúng về mặt toán học.
Mục tiêu của thử nghiệm ghép đầu lần này là để nghiên cứu việc tránh việc mất máu của chiếc đầu được ghép.
Mục tiêu của thử nghiệm ghép đầu lần này là để nghiên cứu việc tránh việc mất máu của chiếc đầu được ghép, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ khi chiếc đầu ấy được ghép lên một thân thể khác. Đây chính là một trong những điều quan trọng nhất cần phải được tính đến khi mà việc ghép đầu có thể được tiến hành trên người.
Những thử nghiệm ghép đầu tương tự như thế này đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: áp dụng việc ghép đầu lên con người. Cứ qua mỗi lần thử nghiệm, ta lại tìm ra được một khía cạnh mới hay một phương pháp giải quyết vấn đề mới. Ngày công nghệ ghép đầu chính thức trở thành sự thực không còn xa (lắm).
Ta đã tiến được một bước gần hơn tới công nghệ cấy ghép đầu.
Lần này, họ làm thế nào để giữ cho chiếc đầu được cấy ghép có thể sống sót? Họ nối những mạch máu trên chiếc đầu được ghép ấy vào mạch máu của một con chuột thứ ba, để giữ cho máu được truyền liên tục trong đầu. Một khi chiếc đầu đã được đặt ổn định trên người con chuột nhận đầu mới, những mạch máu sẽ được gắn vào con chuột ấy. Trong suốt quá trình thí nghiệm, hệ thống theo dõi mất máu đã không phát hiện ra tổn thương nào liên quan tới việc mất máu.
Đây quả là tin tốt: ta đã tiến được một bước gần hơn tới công nghệ cấy ghép đầu.