Các xử lý khi xe ô tô bị nổ lốp

Theo thống kê thì các vụ tai nạn xảy ra khá nhiều là do nổ lốp ô tô, Vì tình trạng này khiến cho người điều khiển mất lái hoặc giật mình và cuống mà phanh gấp nên xảy ra tai nạn gây thiệt hại rất lớn về xe có thể là cả tính mạng. Do vậy chúng ta không thể xem thường tình huống này, mà lúc nào cũng phải bình tĩnh sẵn sàng đối phó với các trường hợp nổ lốp ô tô có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây ra nổ lốp ô tô


Áp suất không đạt chuẩn là một trong những lí do khiến ô tô bị nổ lốp.

Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp ô tô khi xe đang chạy, tuy nhiên trong đó có hai lý do chính thường gây ra.

Lý do trước tiên: Có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.

Lý do thứ 2: Chính là áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn...

Lốp ô tô không đủ căng

Là một trong những lỗi mà người lái xe hay mắc phải chính là việc lốp ô tô không đủ căng. Xét cho cùng, không khí là những gì cho phép lốp chở trọng lượng của ô tô và hàng hóa. Nếu không có áp suất không khí thích hợp, các thành phần bên trong của lốp ô tô – vải, sắt thép, cao su và vật liệu tổng hợp – sẽ vượt quá giới hạn thiết kế của chúng. Nếu không có áp suất không khí thích hợp, phần bên trong của lốp sẽ bị uống cong quá mức, suy yếu và cuối cùng bị nổ.

Áp suất thích hợp cho lốp ô tô sản xuất gần đây có thể được tìm thấy trên rầm cửa bên người lái. Đúng là Hệ thống theo dõi áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System – TPMS) đã trở nên bắt buộc trên tất cả các ô tô, xe bán tải và xe thể thao từ năm 2007, nhưng hệ thống này không đưa ra cảnh báo cho đến khi lốp ô tô bị thiếu căng đáng kể. Một người lái xe có trách nhiệm vẫn phải kiểm tra áp suất lốp bằng tay hoặc nhờ ai đó, chẳng như một đại lý lốp ô tô, làm điều đó cho anh ta.


Việc chở quá nặng hoặc quá trọng tải cho phép của lốp ô tô chịu được cũng có thể kiến lốp bị hỏng hoàn toàn.

Nếu bạn lái xe ở bất kỳ khoảng cách nào với lốp hoàn toàn không căng, hãy tháo lốp ô tô khỏi bánh xe và kiểm tra bên trong xem có bất kỳ thiệt hại nào áp suất thấp có thể gây ra hay không. Xác định mức "hoàn toàn không căng" cho lốp ô tô kết hợp chiếc xe có thể được tìm thấy trên trang web của nhà sản xuất lốp: Nếu áp suất giảm xuống đến 20 psi, những người cực kỳ thận trọng sẽ muốn lốp ô tô của họ được kiểm tra bởi người chuyên nghiệp.

Lốp ô tô bị quá tải

Việc chở quá nặng hoặc quá trọng tải cho phép của lốp ô tô chịu được cũng có thể kiến lốp bị hỏng hoàn toàn. Chỉ vì chiếc xe bán tải có thể chịu được tải trọng đầy đủ không có nghĩa là lốp ô tô có thể chở được trọng lượng đó, đặc biệt là nếu chúng đang không đủ căng.

Để chắc chắn về tất cả điều này, bạn sẽ phải tìm tỉ lệ trọng lượng tổng của chiếc xe (thường ở cùng vị trí với áp suất lốp khuyến khích) và làm toán. Những người chuyên chở tải siêu trọng có thể tăng khả năng chở nặng của lốp ô tô bằng cách tăng áp lực đến "tải trọng tối đa", mức "áp lực tối đa" được tìm thấy bên hông lốp. Con số lượng đúc vào thành lốp này cho biết tải trọng tối đa có thể chở nếu lốp ô tô được bơm với áp lực tối đa.

Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ chỉ một lý do đơn giản là trong một pha cua gấp ở tốc độ cao trong khi lốp đã bị mòn quá nhiều.

Cách xử lý khi xe bị nổ lốp

Ở một số quốc gia, có những trường dạy lái xe đã thử hướng dẫn bằng cách giả lập trường hợp nổ lốp để các tài xế tương lai có sự chuẩn bị cho trường hợp thực tế. Một trong những điều mà học bằng lái xe Việt Nam không được hướng dẫn. Điều đơn giản và quan trọng nhất khi đó là kiểm soát nỗi sợ hãi và làm theo những bước sau:


Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ chỉ một lý do đơn giản là trong một pha cua gấp ở tốc độ cao.

  1. Giữ bình tĩnh: phớt lờ bản năng khiến bạn đạp phanh hoặc giật vô-lăng.
  2. Từ từ tăng tốc để giữ kiểm soát xe. Giữ xe chạy thẳng. Giữ chắc tay lái bằng cả 2 tay và ở vị trí 10 h và 2 h để tránh mất lái.
  3. Giảm tốc độ từ từ.
  4. Để xe chạy theo quán tính.
  5. Nhẹ nhàng đạp phanh khi xe xuống đến vận tốc khoảng 48km/h.
  6. Bật xi-nhan phải. Nếu có thể, không bao giờ dừng xe bên lề trái vì đó là nơi vô cùng nguy hiểm.
  7. Xuống xe, và thở phào nhẹ nhõm vì đã an toàn vượt qua nguy hiểm.

Một số lưu ý khi nổ lốp ô tô

Điều cần nhớ là không được đạp phanh gấp (bởi phanh gấp khi lốp bị nổ sẽ làm xe mất cân bằng và khó kiểm soát hơn). Nếu bạn hốt hoảng đạp phanh, xe của bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng.

Bạn cũng không được rời chân ga đột ngột. Bởi khi đó xe của bạn chuyển trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước và dẫn tới mất kiểm soát.

Cập nhật: 22/02/2017 Theo lopotogiatot/vne
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video