Cách "massage tâm lý" giúp bạn xả stress trong vòng 5 phút

Chỉ cần áp dụng những bí kíp dưới đây, cơn stress của bạn sẽ tiêu tan tức thì.

>>> Stress gây hại đến cơ thể người như thế nào?

Hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần cảm thấy bị quá tải, stress về công việc, tình cảm hay những vấn đề trong cuộc sống. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn luôn trong trạng thái u sầu, không thể tập trung làm việc với năng suất, hiệu quả cao.

Những bí kíp dưới đây được đúc kết bởi tiến sĩ luật, thạc sĩ ngành tâm lý ứng dụng Paula Davis-Laack sẽ giúp bạn "đá bay" stress trong vòng 5 phút.

Các cách dưới đây sẽ giúp bạn xua đuổi stress nhanh chóng:

1. Thay đổi mật khẩu

Bạn có nhận thấy, mỗi ngày khi chúng ta vào mail, Facebook... đều cần đăng nhập và gõ mật khẩu? Vậy tại sao bạn không thay những mật khẩu bình thường thành một lời khẩu hiệu, một lời chỉ dẫn hướng bạn đến lối suy nghĩ tích cực hơn?

Đó có thể là "Mỉm cười nào", "Hãy từ bỏ thuốc lá", "Cuộc sống luôn tươi đẹp"... Việc lặp đi lặp lại một câu khẩu hiệu hay lời nhắc nhở sẽ giúp bạn có thêm động lực và tạo thói quen suy nghĩ theo những hướng tốt đẹp hơn.

2. Ôm một ai đó

Chúng ta biết rằng, một cái ôm đôi khi cũng khiến bạn cảm thấy như mình được chia sẻ, giúp vơi đi nỗi buồn. Và ôm là một hành động có thể làm stress cực hiệu quả.

Khi ôm người khác, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra oxytocin - một loại hormone giúp gia tăng những hành động mang tính hướng ngoại, thân thiện, tạo ra sự thư giãn, tin tưởng và thúc đẩy lòng nhân ái.

Tiến sĩ Paul Zak đã khẳng định rằng, mỗi người nên ôm 8 lần/ngày để có thể xây dựng những mối quan hệ bền vững. Nếu bạn thấy không thoải mái khi ôm đồng nghiệp, hãy ôm bạn bè, người thân trong gia đình.

3. Chăm sóc thú nuôi

Tác dụng mãnh mẽ của thú cưng trong việc đối mặt với stress từ lâu đã được công nhận. Mỗi khi bị suy sụp, bạn dường như sẽ rơi vào trạng thái buồn bã, luôn sợ hãi, né tránh mọi điều xung quanh.

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, để xả stress - bạn hãy dành thời gian để chơi đùa với thú cưng. Khi chơi với những chú cún hay mèo con, hàm lượng hormone Serotonin và Dopamine - một loại chất dẫn truyền của hệ thần kinh có tác dụng tạo ra cảm giác bình tĩnh, thư thái sẽ tăng lên, từ đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn.

4. Bài tập thở 4-7-8

Chúng ta biết rằng, thiền định là một cách giúp xả stress rất hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian và thiền một cách đúng đắn. Bởi vậy, bạn có thể áp dụng bài tập thở dưới đây để có được hiệu quả gần tương tự với ngồi thiền.

Nếu cảm thấy bị mất tập trung, phân tâm trong công việc, bạn hãy ngồi trên ghế hoặc trên sàn, thẳng lưng và đếm trong đầu từ 1-8. Hít vào thật sâu trong 4 nhịp đầu, nín thở từ nhịp 4 đến nhịp 7 và thở ra ở nhịp 8.

Bạn tiếp tục bài tập thở này trong vòng 5 phút. Lần đầu tiên tập, hơi thở của bạn khá loạn vì làm không đúng cách, nhưng sau vài lần bạn sẽ làm thành thục. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh để giải quyết công việc.

Nghiên cứu quét MRI (chụp cộng hưởng từ) còn khẳng định, thiền định hay tập thở hàng ngày sẽ làm tăng đáng kể trí thông minh, trí nhớ lâu hơn, kích thích sự phát triển một số bộ phận của vỏ não.

5. Mỉm cười

Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy mình càng buồn và chán nản hơn khi nhìn thấy những bộ mặt cau có, khó chịu. Hãy nhớ rằng, cảm xúc rất dễ lây lan. Vì thế, dù có cáu giận, buồn bực vì công việc hay đang trải qua một khoảng thời gian khó khăn - bạn hãy cố mỉm cười.

Bởi lẽ, nụ cười không chỉ làm những mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn mà còn giúp bạn cảm thấy khá hơn và khiến những người đối diện dễ chia sẻ, đồng cảm với bạn.

6. Viết nhật kí

Những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực bị dồn nén trong ngày khiến hiệu suất làm việc của bạn kém hẳn đi. Giận dỗi bạn bè, lo lắng vì không hoàn thành kịp deadline công việc, hoặc chán nản khi bị từ chối thăng chức - những cảm giác này cần bạn phải đối mặt và xử lí sớm.

Suy nghĩ về những viễn cảnh tồi tệ nhất sẽ không tự biến mất nếu bạn không chủ động bỏ nó ra khỏi đầu. Một trong những cách để “bỏ nó ra khỏi đầu” là viết hết ra giấy, đọc lại và bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận vấn đề với một góc nhìn, một thái độ khác. Vì thế, hãy viết những điều khó chịu ra và bạn sẽ thấy, điều đó không có gì quá to tát để có thể khiến bạn buồn phiền.

7. Chơi một trò chơi trí tuệ

Não bộ của chúng ta có xu hướng phát hiện, tìm kiếm và ghi nhớ những thông tin và sự kiện mang tính tiêu cực. Nếu bạn đang phải trải qua một ngày nhiều áp lực, não của bạn sẽ nhai đi nhai lại những sự việc xảy ra trong ngày hôm đó kể cả khi cơn stress đã đi qua.

Nếu bạn cần tạm thời quên đi những việc đó, ví dụ như muốn chuyển sự tập trung vào một công việc khác đang cần hoàn thành, hãy chơi một trò chơi trí tuệ.

Hoạt động này rất thú vị, không quá khó khăn nhưng vẫn loại bỏ được những yếu tố làm xao lãng sự tập trung. Bạn có thể chơi trò đếm ngược từ 1.000 mà số sau kém số trước 7 đơn vị, đọc lời những bài hát vui tươi, hoặc đặt câu mà tất cả các từ đều bắt đầu bằng một chữ cái.

Theo Trí Thức Trẻ, Psychology, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video