Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Các nhà khoa học Việt mới đây đã giải trình tự gene để phân biệt sâm Lai Châu và Ngọc Linh nhằm tránh nhầm lẫn, giả mạo.

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis var. vietnamensis) và sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) đều thuộc loài Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis, Araliaceae) với hình dạng và thành phần hóa học tương đồng. Người dùng rất khó để phân biệt.

Các nhà khoa học tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Đại học Tôn Đức Thắng đã thực hiện nghiên cứu dựa trên 42 mẫu sâm Lai Châu và 12 mẫu sâm Ngọc Linh. Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp phân tích bộ chất chuyển hóa không định hướng để phân biệt. Mẫu đại diện của hai loại sâm cũng được phân tích bằng phương pháp giải trình tự gene ITS-rDNA để xác định nguồn gốc.


Củ sâm Ngọc Linh do người Măng Ri đào được có trọng lượng 0,5kg. (Ảnh: NVCC).

PGS. TS Phan Kế Long, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, từ tháng 11/2022 đề tài được thực hiện. Đến tháng 6/2023 nghiên cứu có kết quả có thể sử dụng để đánh giá chất lượng của sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu trên thị trường, tránh nhầm lẫn và giả mạo.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu chất chuyển hóa cho thấy 13 saponin đặc trưng. Trong đó sâm Ngọc Linh đặc trưng bởi 7 saponin bao gồm majonoside R2, vinaginsenoside R13 (V-R13), ginsenoside Rd (G-Rd), ginsenoside Rb1 (G-Rb1), notoginsenoside Fa (N-Fa), pseudoginsenoside Rs1 (PG-Rs1) và quinquenoside R1 (Q-R1). Sâm Lai Châu đặc trưng bởi 6 saponin bao gồm majonoside R1 (M-R1), vinaginsenoside R2 (V-R2), ginsenoside Rb2 (G-Rb2), notoginsenoside Fc (N-Fc), notoginsenoside R2 (N-R2) và notoginsenoside R4 (N-R4).

TS Long cho biết, mục đích tìm ra hoạt chất đặc trưng trên từng loại sâm hướng tới phân biệt chính xác cả sâm tươi và sâm đã chế biến, giúp người tiêu dùng có thể sử dụng đúng giá trị sản phẩm. Nhóm đang phát triển các giai đoạn tiếp theo để có thể đưa ra công nghệ xác định nhanh hơn thay vì phải phân tích trong phòng thí nghiệm như hiện nay.

  • Sâm Ngọc Linh có vùng phân bố hẹp ở núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Các nghiên cứu cho thấy sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin có tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư, cholesterol...
  • Sâm Lai Châu phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao Mường Tè và Sìn Hồ, Lai Châu, còn được gọi là tam thất đen, tam thất đỏ. Cả hai loại sâm này hiện được nhân giống tại Lâm Đồng.

Rừng sâm quý được trồng “bí mật” tại Kon Tum

Nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh

Đào được củ sâm Ngọc Linh 100 năm tuổi

Cập nhật: 06/05/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video