Đứt tay là hiện tượng mọi người đều có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Các chị em phụ nữ cũng thường hay đối mặt với sự cố này khi vào bếp. Ở nam giới, đứt tay vì dao lam lúc cạo râu là vấn đề chẳng hề hiếm gặp.
Ngay cả những vết cắt nhỏ cũng có thể khiến bạn chảy máu quá mức, từ đó gây mất máu và hoảng loạn. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, vết thương sẽ bị nhiễm trùng và có khả năng xuất hiện biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là chỉ dẫn sơ cứu của các chuyên gia khi bạn không may bị đứt tay:
Rửa tay
Nếu vết cắt nhỏ, bạn hãy đến khu vực đặt vòi nước gần nhất và rửa tay. Việc làm này sẽ tránh tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng tới vết thương hở. Tuy nhiên, trong trường hợp vết cắt của bạn rất lớn, hãy ngay lập tức ép chặt khu vực bị thương nhằm hạn chế mất máu.
Khi vết thương xuất hiện ở bụng hoặc ngực khiến máu chảy thấm qua quần áo hay xuống mặt đất, mọi người cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt. Biện pháp sơ cứu này chỉ áp dụng đối với những vết cắt tương đối nhẹ.
Ép chặt vết thương
Đây là bước quan trọng nhất khi máu chảy ra liên tục từ vết cắt. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc nghiên cứu về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, thành phố New York giải thích, ép chặt vết thương trong vài phút giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
Đây là bước quan trọng nhất khi máu chảy ra liên tục từ vết cắt.
Để đảm bảo vệ sinh, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc băng sạch áp nhẹ lên vết thương. Nếu không mắc bệnh máu khó đông, bạn nên ép chặt vết thương trong 10-15 phút nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
David Brill, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ gia đình tại Bệnh viện Cleveland cho biết, trong trường hợp biện pháp này không hiệu quả, bạn cần đến cấp cứu càng sớm càng tốt.
Suy nghĩ thận trọng trước tự xử lý vết thương
Mọi người có thể nghe nói hoặc biết đến một vài biện pháp sơ cứu tại nhà giúp cầm máu hiệu quả. Hầu hết những phương pháp làm đông máu này đều liên quan đến việc sử dụng ớt bột, đất sét trắng và bã cà phê. Do sở hữu nhiều chất sắt, ớt bột có thể được sử dụng như một loại thuốc cầm máu tự nhiên.
Trong khi đó, đất sét và bã cà phê cũng có đặc tính co mạch máu và mô da, từ đó thúc đẩy quá trình đông máu. Trên thực tế, các chuyên gia không thể khẳng định phương pháp này hoàn toàn vô trùng. Do đó, bạn vẫn cần phải làm sạch và khử trùng sau khi bôi những thành phần này lên khu vực bị đứt tay.
Sau khi máu đã ngừng chảy, bạn cần xem xét kỹ lưỡng vết thương, làm sạch vết cắt triệt để và ngăn ngừa vi trùng bên ngoài tấn công.
Làm sạch vết cắt bằng xà phòng, nước và nhíp
Nếu bạn thấy cần thiết, hãy rửa vết thương bằng một ít nước và nhẹ nhàng làm sạch khu vực xung quanh vết cắt bằng xà phòng. Theo Viện Mayo, trong quá trình thực hiện, tránh để xà phòng dính trực tiếp vào vết thương. Bạn có thể dùng nhíp nhằm hỗ trợ loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hay mảnh vụn nào còn sót và dính vào vết thương. Trong trường hợp nặng, người bị thương cần tới bác sĩ họ tiến hành gắp dị vật ra khỏi vết cắt.
Dùng thuốc mỡ kháng sinh
Bước tiếp theo là làm lành vết thương sau khi vết cắt của bạn đã được rừa sạch và không còn chảy máu. Bôi thuốc mỡ kháng sinh là việc làm vô cùng quan trọng vừa giúp cầm máu vừa ngăn ngừa nhiễm trùng.
Theo bác sĩ Zeichner, loại thuốc này có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ vết thương.
Băng bó
Bạn có thể để hở các vết cắt hoặc vết xước nhỏ sau khi bôi thuốc chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu vết thương lớn hoặc cảm thấy chúng cần được bảo vệ thêm, bạn hãy tiến hành băng bó vết cắt bằng gạc mềm.
Hơn nữa, người bị thương cần đảm bảo thay băng ít nhất một lần mỗi ngày cho đến khi vết cắt khép lại hoàn toàn và lành da.
Bạn có thể để hở các vết cắt hoặc vết xước nhỏ sau khi bôi thuốc chống nhiễm trùng.
Tiêm phòng uốn ván
Theo Viện Mayo Clinic, nếu vết thương bị sâu hoặc nhiễm bẩn, mọi người hãy cân nhắc tiêm phòng uốn.ván. Việc làm này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và một vài biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên tiêm phòng 10 năm một lần nhằm bảo vệ sức khỏe trước những sự cố bị thương chảy máu.
Theo dõi vết cắt
Nếu bạn làm theo tất cả các bước này, vết thương có thể sẽ lành lại bình thường trong một hoặc hai tuần tới. Tuy nhiên, người bị thương nên cảnh giác và lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng có khả năng xuất hiện như sưng, đau, chảy mủ xung quanh vết cắt.
Nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng hay không thể tự xử lý, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia y tế càng sớm càng tốt.