Cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn, tránh lây nhiễm Covid-19

Thế giới của chúng ta có rất nhiều phát minh hay ho và tuyệt vời mà mỗi người đều cảm thấy biết ơn. Nhà vệ sinh công cộng là một trong số đó.

Song vào khoảng thời gian này, chỉ cần một vài người hắt hơi hoặc ho nhẹ cũng đủ để chúng ta cảm thấy hoảng sợ. Vì sao ư? Bởi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và việc hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn ở những nơi công cộng là việc làm cần thiết và thật không may nhà vệ sinh công cộng là nơi mà rất nhiều người cùng sử dụng chung.


Những buồng được lựa chọn nhiều nhất và có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao nhất.

Sau đây là một số ý kiến của chuyên gia về vấn đề bồn cầu và vi khuẩn khá thú vị để giúp bạn phòng tránh lây nhiễm bệnh, đặc biệt là Covid-19 khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

Chọn buồng vệ sinh một cách khôn ngoan

Trong một nghiên cứu năm 1995, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Diego đã theo dõi lượng giấy vệ sinh được sử dụng trong số 4 buồng của một nhà vệ sinh dành cho nam giới tại một bãi biển của bang. Sau hơn 10 tuần, ông phát hiện ra rằng 60% lượng giấy được sử dụng trong hai buồng vệ sinh ở giữa.

Điều này có nghĩa đây là những buồng được lựa chọn nhiều nhất và có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao nhất. Giả sử rằng tất cả các buồng đều được làm sạch như nhau, thì các buồng vệ sinh sạch sẽ nhất sẽ là những buồng cuối cùng. 


Các buồng vệ sinh sạch sẽ nhất sẽ là những buồng cuối cùng.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn những buồng trông có vẻ sạch sẽ bằng mắt thường, dù chúng không phải là những buồng cuối cùng, bởi khả năng cao chúng vẫn sạch hơn các buồng còn lại.

Đừng quá băn khoăn về ghế ngồi của bồn cầu

Theo như tôi biết, chưa có người nào từng mắc S.T.D. (bệnh lây qua đường quan hệ tình dục) từ ghế ngồi bồn cầu, trừ khi họ có quan hệ tình dục trên đó, ông Abigail Salyer, cựu Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ chia sẻ với WebMD.

Nói cách khác, để bạn bị nhiễm thứ gì kinh tởm từ ghế ngồi, vi trùng trên đó phải di chuyển vào bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu của bạn hoặc xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết thương hở hoặc lỗ hậu - điều này khó có thể. Và tất nhiên điều này sẽ đúng nếu bạn không chạm vào chỗ ngồi bằng tay.

Vì vậy, hãy cố gắng không làm điều đó và tuyệt đối đừng chạm vào mặt trong nhà vệ sinh công cộng, vì bất kì vi trùng nào trên tay đều có khả năng xâm nhập vào mũi hoặc miệng của bạn.


Bạn cũng có thể lót chỗ ngồi bằng giấy vệ sinh, nhưng cố gắng không chạm vào ghế.

Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy lo sợ, bạn có thể cân nhắc việc làm sạch bệ bồn cầu bằng khăn lau chứa cồn trước khi bạn ngồi xuống. Theo Tiến sĩ David Jay Weber, một nhà dịch tễ học và bác sĩ tại Trường Y tế Công cộng Toàn cầu của Đại học Bắc Carolina trực thuộc Đại học North Carolina, Chapel Hill.

Bạn cũng có thể lót chỗ ngồi bằng giấy vệ sinh, nhưng cố gắng không chạm vào ghế và lưu ý rằng rằng giấy vệ sinh bạn dùng để xếp vào chỗ ngồi cũng có thể chứa vi trùng trên đó. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì lần cuối cùng bồn cầu được xả nước, có khả năng vẫn tồn tại vi trùng khí từ nhà vệ sinh lan ra không khí, và sau đó có thể đã lắng xuống giấy bạn đang sử dụng.

Vậy còn ngồi xổm thì sao?

Nghiên cứu cho thấy hầu hết phụ nữ thích ngồi xổm trên bệ bồn cầu để tránh tiếp xúc với mầm bệnh và nước tiểu. Tuy nhiên, một số bác sĩ lo lắng rằng tư thế này có thể khiến bạn khó cảm thấy thoải mái với sàn chậu và điều này có thể gây ra rủi ro.

Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ngồi xổm mất nhiều thời gian hơn để đi tiểu và không tiết ra hết được nước tiểu - điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. “Nhưng ở những người khỏe mạnh, những rủi ro này là rất nhỏ”, Tiến sĩ Doreen Chung, bác sĩ tiết niệu tại Trung tâm Y tế Irving NewYork-Presbyterian, Đại học Columbia cho biết.

Ngồi xổm tốt hơn nhiều so với việc tránh hoàn toàn phòng vệ sinh mặc dù có những trường hợp bệnh nhân nhịn quá lâu sẽ gặp khó khăn trong việc thư giãn cơ xương chậu để đi tiểu”, cô nói. Và lưu ý rằng, nếu bạn tập ngồi xổm, hãy dọn dẹp sau khi đi vệ sinh nhé.

Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng không có nắp đậy, nhưng nếu có, hãy đóng nắp trước khi xả để giảm thiểu số lượng vi trùng thải vào không khí. Dù bằng cách nào, hãy thoát khỏi nhà vệ sinh càng nhanh càng tốt sau khi xả nước, Tiến sĩ Weber khuyến nghị.

Rửa và làm khô bàn tay, và tuyệt đối không chạm vào bất kì thứ gì sau đó

Rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng là việc làm vô cùng quan trọng - bởi chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm vi khuẩn bởi những gì mình đã chạm vào.


Rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng là việc làm vô cùng quan trọng.

Một nghiên cứu năm 2011 đã tìm thấy vi khuẩn trong phân trên tay cầm nhà vệ sinh công cộng cũng như các vi khuẩn liên quan đến da, bao gồm tụ cầu khuẩn (staphylococci) và liên cầu khuẩn (streptococci) trên cửa nhà vệ sinh, cửa buồng vệ sinh, khóa vặn vòi nước và hộp đựng xà phòng.

Tất nhiên điều này là do nhiều người đã không rửa tay hoặc không rửa tay đúng cách. Bác sĩ Matthew Zahn, chủ tịch ủy ban y tế công cộng của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết: “Mọi người thường bỏ lỡ một vài điểm trên bàn tay khi rửa, chẳng hạn như mặt sau của các đầu ngón tay”. Tiến sĩ Weber khuyến cáo nên rửa tay ít nhất 15 giây bằng nước ở nhiệt độ thích hợp để chúng ta không có khuynh hướng vội vã.

Tuy nhiên, hãy suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng tay vừa rửa để tắt vòi nước bởi: “Đó có lẽ là chỗ bẩn nhất trong nhà vệ sinh.Tất cả mọi người đều bật vòi với bàn tay bẩn” - Bác sĩ Judy Stone, một bác sĩ chuyên ngành bệnh truyền nhiễm tại Maryland cho biết.


Bạn nên sử dụng khăn giấy để mở, sau đó vứt bỏ khăn ở thùng rác bên ngoài.

Thay vào đó, hãy cân nhắc việc lau khô tay bằng khăn giấy và sau đó dùng khăn đó để tắt vòi. Trong trường hợp không có khăn giấy, bạn có thể sử dụng giấy vệ sinh hoặc khăn lau cồn nếu bạn có. Và nếu như vòi nước bạn dùng là dạng tự động, xin chúc mừng: Bạn vừa trúng xổ số.

Vậy còn máy sấy tay thì sao?

Khi nói đến sự đảm bảo vệ sinh, khăn giấy hoàn toàn sạch sẽ hơn máy sấy rất nhiều. Đó là bởi vì nếu bạn hoặc những người dùng nhà vệ sinh có vi trùng ở tay còn sót lại sau khi rửa, chúng sẽ bị thổi bay khắp không gian chung quanh bằng máy sấy.

Trong một đánh giá năm 2012 về 12 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở Úc và Trung Quốc đã kết luận rằng so với máy sấy, khăn giấy ít gây ô nhiễm môi trường phòng vệ sinh hơn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên không làm khô tay, hoặc chỉ làm khô một phần chúng thì xin vui lòng xem xét lại.


Sự thật rằng rất khó để nhà vệ sinh công cộng lây truyền bệnh cho bạn.

Một nghiên cứu năm 1997 cho thấy vi khuẩn khi được chạm vào sẽ dính trên bàn tay ướt dễ dàng hơn rất nhiều so với bàn tay khô; và đương nhiên bàn tay ướt đó sẽ lan truyền vi khuẩn lên các bề mặt khác khá dễ dàng.

Đặc biệt, có một điều cuối cùng bạn cần làm để đảm bảo sức khỏe nhưng thường bị lãng quên: rời khỏi nhà vệ sinh sao cho đúng cách. Ngay cả khi tay bạn đã được rửa sạch sẽ thì sau khi mở cửa nhà vệ sinh bằng tay hoặc nắm lấy tay nắm cửa, lũ vi khuẩn kia vẫn đánh bại được bạn.

Nếu có thể, bạn hãy mở cửa bằng vai, khuỷu tay hoặc hông. Trong trường hợp nếu cửa phải được mở bằng tay, Tiến sĩ Stone đề nghị bạn nên sử dụng khăn giấy để mở, sau đó vứt bỏ khăn ở thùng rác bên ngoài.

Nhưng thật lòng, bạn đừng lo lắng quá!

Những người bạn luôn sợ hãi ơi, dành tặng bạn lưu ý cuối cùng để trấn an này: Sự thật rằng rất khó để nhà vệ sinh công cộng lây truyền bệnh cho bạn, và tất nhiên sẽ tốt hơn để giải quyết nỗi buồn kịp thời tại đó thay vì nhịn cho đến khi bạn về nhà.

Chúng ta cũng thừa nhận rằng nhà vệ sinh công cộng thường có mùi và đôi khi trông không đẹp mắt bởi chúng chứa vi trùng nữa. Song bạn nên biết rằng, điều chúng ta bắt gặp ở nhà vệ sinh cũng có mặt ở những nơi mà chúng ta thường xuyên đến, bao gồm văn phòng, trường học, nhà cửa và cửa hàng.

Và không giống như những địa điểm đó, nhà vệ sinh công cộng được trang bị xà phòng và nước sạch để làm một công việc tuyệt vời - loại bỏ vi khuẩn khỏi tay bạn. Hãy yên tâm bởi vi trùng sẽ không khiến bạn nhiễm bệnh nếu bạn để chúng lại trong nhà vệ sinh thay vì mang chúng theo bạn.

Cập nhật: 20/03/2020 Theo Báo Dân Sinh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video