Bí kíp giữ thực phẩm ngày Tết an toàn tránh nhiễm khuẩn

Cách bảo quản thực phẩm an toàn trong ngày Tết
  •  
  • 469

Giữ riêng từng loại hoặc cho vào hộp để tránh nhiễm khuẩn, không để đồ chín và sống gần nhau, không đông đá lại món đã rã đông.

Bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức TP HCM cho biết, nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm ngày Tết song không bảo quản đúng cách dẫn đến ngộ độc khi ăn.

Thực phẩm ngày Tết đa phần được chế biến sẵn bảo quản dài ngày nên hàm lượng chất dinh dưỡng mất đi khá nhiều. Thực phẩm hâm đi hâm lại cũng làm mất nhiều vi chất có lợi, còn rau xanh bảo quản lâu làm mất hàm lượng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin tan trong nước.

Để gia đình có mùa Tết trọn vẹn, bác sĩ Linh khuyên:

Đồ tươi sống

  • Thực phẩm tươi sống chưa dùng ngay trong ngày cần được bảo quản ở ngăn đông.
  • Chia thành từng phần nhỏ đủ cho từng bữa ăn, tránh trường hợp rã đông quá nhiều mà không dùng hết.
  • Cho vào bao bì hoặc sử dụng hộp đựng thực phẩm để bảo quản.
  • Thực phẩm đã rã đông không được đông đá lại.

Rau củ quả

  • Không nên rửa mà chỉ nhặt bỏ lá sâu, dập, phần bị hỏng, cắt bỏ rễ, để ở nơi thoáng mát.
  • Các loại như bắp cải, súp lơ, cà rốt, cần tây để trong túi nilon rồi cất vào tủ lạnh ở ngăn rau củ.
  • Trái cây rửa sạch sẽ, lau khô cho vào bao nilon để ở ngăn mát.

Rau củ không nên rửa mà chỉ cần nhặt bỏ phần bị hỏng, để ở nơi thoáng mát.
Rau củ không nên rửa mà chỉ cần nhặt bỏ phần bị hỏng, để ở nơi thoáng mát.

Đồ ăn dư thừa

  • Thực phẩm dư thừa nên để vào hộp đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh. Món ăn chín đặt ở ngăn phía trên, đồ sống ở ngăn dưới.
  • Không nên sử dụng thức ăn dư thừa nếu để trong tủ lạnh quá ba ngày.
  • Thức ăn hâm nhiều lần làm mất các vi lượng, khoáng chất, tăng hàm lượng muối, tăng nguy cơ biến chất của đạm, nên hạn chế sử dụng. Khi ăn chỉ múc ra một lượng nhỏ vừa đủ dùng, không đổ thực phẩm thừa trở lại nồi.

Thực phẩm đông đá và cách rã đông an toàn

  • Thực phẩm đông lạnh sẽ hạn chế mất chất dinh dưỡng, đồng thời có thể bảo quản trong thời gian lâu, ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Cách rã đông an toàn nhất là lấy để ở ngăn mát 24 giờ trước khi nấu hoặc có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông nhanh. Tuy nhiên lò vi sóng làm tăng nhiệt độ thực phẩm nên nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Do đó thực phẩm đã rã đông bằng lò vi sóng cần được chế biến và sử dụng ngay.
  • Không đông đá lại thực phẩm đã rã đông để tránh nhiễm khuẩn.

Bảo quản thực phẩm Tết

  • Bánh chưng tự nấu ép cho ráo hết nước sau đó treo ở nơi khô thoáng thì bảo quản được khá lâu.
  • Nem, lạp xưởng, giò chả bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, cắt ra vừa đủ dùng, dùng màng bọc thực phẩm bọc bề mặt vết cắt để tránh bị thâm và khô, sau đó cho vào túi nilon buộc kín, tiếp tục bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Giò chả có thể bảo quản được 10 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Mứt cho vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh đậy kín, có thể rải một lớp đường để hút ẩm và giữ mùi vị thơm ngon.
  • Dưa hành, củ kiệu sau khi rửa phơi thật ráo nước, đun sôi kỹ nước ngâm, lượng muối vừa đủ để không bị nổi váng. Có thể phơi nắng lọ đựng dưa hành, củ kiệu để bảo quản được lâu hơn.

Nhiệt độ và thời hạn bảo quản thực phẩm tươi sống

  • Ngăn đá.
  • Ngăn mát 2-4oC, bảo quản trong một ngày.

Nhiệt độ và thời gian bảo quản thực phẩm chế biến sẵn

  • Giò chả, nem để ngăn mát 2-4oC, bảo quản trong 10 ngày.
  • Lạp xưởng treo nơi thoáng mát nhiệt độ phòng 10 ngày từ ngày mở bao bì.
  • Bánh chưng đặt nơi thoáng mát nhiệt độ phòng 15 ngày.
  • Mứt bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong túi nilon kín 15 ngày.

Chất diệt khuẩn sinh học giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả

3 thói quen ăn uống sai lầm của người Việt dịp Tết

Bí quyết chọn thực phẩm Tết: càng trắng sáng càng dễ "ngậm" chất độc hại

Cập nhật: 28/01/2022 Theo VNE
  • 469