Cách thức nuôi sống 9 tỷ người vào năm 2050

Trong vòng 35 năm nữa, các nhà khoa học ước tính rằng dân số trên Trái Đất sẽ đạt đến mốc 9 tỷ người. Nếu muốn nuôi sống được số người đông khủng khiếp như thế này thì lượng lương thực sản xuất ra cần phải gấp đôi so với hiện nay.

Những vấn đề tồn tại hiện nay như sự thiếu hiệu quả của ngành nông nghiệp, sử dụng sai phân bón và tạo ra cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu đang được giải quyết nhanh chóng. Nuôi sống thế hệ tương lai là một việc hoàn toàn khả thi với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự cố gắng cùng chung tay thực hiện của con người.

1. Năng suất thấp

Nông dân sẽ cần phải sản xuất ra nhiều lương thực hơn nữa trên một diện tích đất ngày càng ít đi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Giải pháp: Tiền, hạt giống và phân bón.

Hạt giống được xử lý nhằm nâng cao năng suất, thích ứng với một loại khí hậu cụ thể hoặc chống lại sâu bệnh sẽ là chìa khóa quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề xói mòn và suy giảm diện tích đất hiện nay. Những tổ chức phi lợi nhuận đang làm việc trên khắp thế giới nhằm cung cấp cho người nông dân tài chính cũng như là phương pháp gieo trồng các loại hạt và phân bón công nghệ cao. Điều này cũng sẽ giúp ngăn chặn và làm giảm bớt tình trạng phá rừng làm rẫy.


Thế giới đang ngày càng khan hiếm lương thực trong khi dân số lại càng tăng. (Nguồn ảnh: wired).

2. Lãng phí

Theo ước tính, con người chỉ ăn 35% trong số tổng lượng thực phẩm sản xuất ra. Số còn lại bị ném bỏ vì hết hạn.

Giải pháp: Cảm biến và ứng dụng

Thay vì tùy ý ném bỏ những thực phẩm hết hạn, chúng ta có thể thiết lập những màn hình cảm biến quét sinh hóa để xem xét thực phẩm thực sự có còn ăn được hay không? Sau đó, những ứng dụng thông minh trên điện thoại sẽ giúp chúng ta tái phân phối lại lương thực cho những người thật sự cần. Theo ước tính, phương pháp này sẽ giúp làm giảm bớt đến 50% lượng thực phẩm bị lãng phí. Bên cạnh đó, hãy ăn ít thịt. Chi phí để nuôi một con bò sẽ đắt hơn nhiều lần so với việc gieo trồng thực phẩm và rau quả cung cấp một lượng calo tương đương.

3. Thời tiết khắc nghiệt

Hạn hán và lũ lụt gây ra bởi biến đổi khí hậu khiến cho mùa vụ ở nhiều nơi trên thế giới bị thất thu.

Giải pháp: Bảo hiểm và phương pháp gene.

Tại Ấn Độ, nếu lượng mưa giảm xuống dưới một mức độ nhất định khiến cho cây trồng bị thất thu thì người nông dân sẽ nhận được một số tiền bảo hiểm để có thể tiếp tục duy trì canh tác. Các hạt giống thông minh cũng là giải pháp cho tương lai. Giống ngô chịu hạn đang mang lại nhiều kết quả khả quan cho các nước châu Phi.


Nuôi sống thế hệ tương lai là một việc hoàn toàn khả thi với sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

4. Thông tin thời tiết

Một trong những vấn đề khá lớn của người nông dân hiện nay là thiếu thốn dữ liệu về thời tiết, đất đai cũng như là bệnh dịch.

Giải pháp: Tập đoàn Monsanto đã chi trả đến 930 triệu đô la để thành lập Công ty Khí hậu vì tương lai.

Công ty này chuyên cập nhật kịp thời về tình hình thời tiết, nước và sâu bệnh cho nông dân trên toàn thế giới. Radio và các ứng dụng trên điện thoại di động có thể giúp thông báo về những tin tức nông nghiệp mới nhất. Từ đó, nông dân có thể dự đoán và chọn ra cây trồng chịu hạn thích nghi.

Cập nhật: 27/10/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video